Sau nhiều ngày mai phục, lực lượng chức năng đã bắt quả tang người dân sử dụng nhớt để diệt rầy cùng nhiều loại hóa chất khác trong trồng rau muống nước.

Sáng 9/1, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM (PC49) bắt quả tang một hộ nông dân trồng rau muống nước tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi tưới nhớt thải để diệt rầy. Tại ruộng rau, công an cũng tìm thấy nhiều chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật khác đã sử dụng.

Xác minh ban đầu, đôi vợ chồng sử dụng nhớt quê ở Hà Nam đến xã Bình Mỹ thuê 5 ha đất trồng rau muống nước.

Về số vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát hiện tại ruộng rau, có nhiều loại chỉ định sau khi sử dụng thì phải cách ly rau trong khoảng 14 ngày mới được thu hoạch nhưng theo quan sát, rau tại ruộng đã lớn nên không đảm bảo thời gian giãn cách sau khi phun thuốc.

{keywords}

Bình nhớt thải đã được nông dân tại ruộng rau muốn nước mà Cảnh sát môi trường vừa bắt quả tang. Ảnh: N.T/Zing

Lực lượng chức năng đã lập biên bản hộ trồng rau này trong việc thải nhớt thải ra môi trường, gây nguy hại đến nguồn nước, nguồn đất, gây ô nhiễm. Đại diện Chi cục bảo vệ thực vật lấy mẫu rau tại ruộng đưa đi kiểm tra, phân tích lượng hóa chất tồn dư để có hướng xử lý.

Ông Nguyễn Văn Trung - Phó chủ tịch UBND xã Bình Mỹ cho biết, toàn xã có khoảng 370 ha đất trồng mau ruống nước, là nơi có diện tích loại rau này lớn nhất TP.

Tuy nhiên, số hộ dân trồng rau tại đây đa số đều từ các tỉnh phía Bắc vào thuê đất canh tác nên khó quản lý. Họ truyền tai nhau cách dùng nhớt thải như là phương pháp diệt rầy hiệu quả nhất dù nhớt thải bị cấm sử dụng trong trồng rau.

Phát hiện thêm một trường hợp nông dân tưới nhớt

Ong Dương Đức Trung, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật TP HCM cho biết, ngày 8/1, Chi cục đã phát hiện một trường hợp nông dân sử dụng nhớt thải trong trồng rau tại xã Bình Mỹ.

“Chúng tôi đã lập biên bản xử phạt về vi phạm sử dụng hóa chất không có trong danh mục cho phép rồi bàn giao cho chính quyền xã kiểm tra, nhắc nhở”, ông Trọng nói.

{keywords}

Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật không được sử dụng cho rau muống được phát hiện tại ruộng rau sử dụng nhớt thải. Ảnh: N.T/Zing

Vị chi cục trưởng chia sẻ, người dân dùng nhớt như phương pháp rẻ và hiệu quả nhất trong việc trừ rầy trên rau muống nước.

“Trước đó, chúng tôi bắt quả tang một ruộng rau tại phường Thạnh Xuân, quận 12 và lấy mẫu xét nghiệm nhưng không phát hiện lượng tồn dư kim loại vượt mức cho phép", ông Trọng cho biết.

Khó xử phạt người dùng nhớt thải trong trồng rau muống

Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8, bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý An toàn thực phẩm - Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM cho biết, sau khi Zing.vn đăng clip trồng rau bằng nhớt vào đầu tháng 12/2015, cơ quan chức năng đã xuống phường Thạnh Xuân lấy 20 mẫu về kiểm tra. "20 mẫu này đều tồn dư 3 kim loại nặng là asen, đồng và chì nhưng trong mức độ cho phép", bà Thoa nói.

Cũng tại hội nghị này, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TP HCM cho biết, hóa chất có trong rau muống nước không vượt mức quy định nên khó xử lý nông dân vi phạm.

(Theo Zing)