Mới đây Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thông báo đã số hoá biểu mẫu cho phép khách hàng tải về, hoặc chỉnh sửa file PDF trên nền web, ký chữ ký số để đơn giản hoá và tiết kiệm thời gian khi giao dịch với ngân hàng.

Theo đó biểu mẫu số hoá đã sẵn sàng tại địa chỉ tpb.vn/van-ban-bieu-mau. Khách hàng có thể truy cập vào địa chỉ đó để tải về, hoặc điền biểu mẫu ngay trên web, lưu lại dưới dạng file và gửi đến cho Ngân hàng qua ứng dụng TPBank, hoặc ký chữ ký số và gửi qua bất kỳ kênh điện tử nào (email, Messenger, Viber...)...

Trước đây với mỗi giao dịch cần hoàn thiện biểu mẫu, nhiều khách hàng có thói quen tải các biểu mẫu định dạng Word/Excel để điền thông tin trước khi đến quầy giao dịch. Tuy nhiên do đặc trưng của định dạng văn bản, các thiết bị đọc của khách hàng có thể không thể hiện đầy đủ văn bản, dẫn đến buộc phải sửa định dạng văn bản hoặc điền lại thông tin, gây ra nhiều phiền toái.

Để giải quyết vấn đề, TPBank đã tiến hành chuẩn hoá biểu mẫu theo định dạng PDF, khách hàng chỉ cần điền nội dung vào các ô cần thiết, các nội dung khác vẫn giữ nguyên và đúng định dạng, đảm bảo các thông tin luôn hiển thị đầy đủ trên các thiết bị đọc, thiết bị in văn bản, rút ngắn thời gian, giảm sai lỗi trong quá trình thực hiện giao dịch.

Nhất là đối với những khách hàng đã có chữ ký số, khách hàng có thể sử dụng chữ ký số để xác nhận trên biểu mẫu trước khi chuyển yêu cầu cho TPBank, không phải sử dụng văn bản giấy, tiết kiệm thời gian cho khách hàng do không cần trực tiếp đến các điểm giao dịch, không tốn giấy tờ, in ấn, giảm bớt chi phí vận hành cho cả khách hàng và ngân hàng.

zb1-tpbank-so-hoa-bieu-mau-huong-toi-ngan-hang-so-dong-bo.jpg

Số hoá biểu mẫu là một trong những bước tiến của TPBank trong việc số hoá các quy trình xử lý giao dịch ngay từ khâu tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ngân hàng số đồng bộ, tích cực, an toàn và minh bạch. Và tất nhiên những bước nâng cấp như thế này trong ngành ngân hàng cũng đóng góp một phần vào hướng phát triển thành phố thông minh trong tương lai.

Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), một thành phố thông minh bền vững là thành phố ứng dụng CNTT và viễn thông để mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cộng đồng, tăng cường hiệu suất dịch vụ và phát triển bền vững.

Thành phố thông minh ứng dụng CNTT và viễn thông để kết nối và nâng cao hiệu quả quản trị đô thị, nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó, là thành phố có thể sử dụng dữ liệu để cải thiện mức độ hài lòng của người dân.

Tất nhiên theo ông Nguyễn Đăng Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (IUS) thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam trình bày trong hội thảo "Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM", các nhà hoạt động đô thị hiện đang hướng tới việc vận hành các thành phố như một mạng lưới tích hợp chứ không phải là tập hợp các ngành riêng lẻ.