Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường (CETAC), Tổng cục Môi trường và Uỷ ban nhân dân xã Tiên Điền tổ chức Lễ tổng kết 1 năm thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng làng sinh thái tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình tổng thể Go Green – Hành Trình Xanh do TMV, Tổng Cục Môi Trường và Bộ Giáo Dục & Đào Tạo phối hợp thực hiện.
Thôn Tiên Chương cách thành phố Vinh (Nghệ An) 10km, khá thuận tiện về mặt giao thông. Về lịch sử văn hóa, thôn Tiên Chương nằm trong khu vực gần khu mộ đại thi hào Nguyễn Du. Tuy nhiên, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, diện tích đất canh tác của thôn là 17,5 ha trong đó có 2/3 là diện tích đất sâu trũng và đất cát khô bạc màu, hệ thống thủy lợi tưới tiêu xuống cấp, sâu bệnh, dịch bệnh, thiên tai hoành hành. Đời sống người dân nơi đây vì thế gặp rất nhiều rất khó khăn.
Theo thống kê năm 2009, thu nhập bình quân trên đầu người chỉ đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh môi trường ở Tiên Chương còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước còn rất thấp. Công tác thu gom rác thải chưa được triển khai, các hộ gia đình vẫn có thói quen xả rác bừa bãi, toàn thôn không có hệ thống thu gom nước thải nên tình trạng ô nhiễm cục bộ do nước thải tồn đọng thường xuyên xảy ra. Các loại rác thải từ nông nghiệp như chai, lọ, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa được người dân thu gom đúng chỗ nên xảy ra phát tán trong môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Trước tình trạng đó, từ tháng 8/2010, TMV đã cùng với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường phối hợp thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển Dự án “Làng sinh thái” tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhằm mục đích giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây một cách đồng bộ.
Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ TMV, sau một năm triển khai, dự án đã giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bằng việc tổ chức 02 lớp tập huấn về “Vệ sinh môi trường và nếp sống nông thôn mới” và “Sử dụng nước sạch và sức khỏe cộng đồng”, 01 lớp tập huấn về “Cải tạo vườn tạp và phát triển mô hình VAC”, 01 lớp tập huấn “Canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý” và 01 lớp tập huấn về “Phát triển chăn nuôi bền vững và công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi”; tổ chức 01 khóa tập huấn cho cán bộ địa phương về thích ứng với biến đổi khí hậu; biên soạn, in ấn hai loại tờ rơi “Sử dụng và bảo vệ nguồn nước” & “Thu gom và xử lý chất thải rắn” và đã phát đến người dân trong thôn cũng như các thôn lân cận. Bên cạnh việc được phát sách về sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cũng như về thu gom và xử lý rác thải, người dân thôn Tiên Chương còn được cung cấp “Tủ sách nhà nông” với tổng số 230 cuốn thuộc hơn 100 đầu sách.
Số đông bà con thôn Tiên Chương đã nhiệt tình tham gia tập huấn và đã có đánh giá, nhận xét tốt về các lớp tập huấn này. Dự án đã được triển khai thành công và mang lại cho bà con nhân dân nhiều kiến thức mới, lợi ích mới thật sự quan trọng trong đời sống nông thôn mới hiện nay. Tất cả các hộ gia đình trong thôn cũng tham dự ký Cam kết bảo vệ môi trường; được cung cấp 800 cây ăn quả giống, được hỗ trợ phân bón, công trồng và công chăm sóc. Đồng thời, dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng 01 hố thu gom rác cho toàn thôn, 03 xe vận chuyển thu gom rác và 60 thùng đựng rác bằng nhựa có nắp đậy.
Trong khuôn khổ của Dự án, con đường dài 1 km mang tên “Con đường Toyota xanh” tại ngã ba dẫn đến khu mộ đại thi hào Nguyễn Du đã được hoàn thành với 240 cây trồng, giúp tôn tạo cảnh quan môi trường cho di tích lịch sử này. Bên cạnh đó, Nhà Văn hóa thôn cũng đã được cải tạo giúp cho dân làng đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt và văn hóa trong thôn. Ngoài ra, cuộc họp phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng mô hình Làng sinh thái sang các thôn xã khác cũng đã được tổ chức thành công, góp phần tạo tiền đề nhân rộng mô hình làng sinh thái trong cộng đồng.
Dự kiến dự án được tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2011 – 2012 với nhiều hoạt động như: Phối hợp cùng cán bộ địa phương thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn cộng đồng, tập huấn tại chỗ cho cộng đồng nhằm củng cố các kiến thức và kỹ năng thực hiện của cộng đồng để đảm bảo các hoạt động của dự án được triển khai liên tục. Ngoài ra, lãnh đạo CENTAC phối hợp với lãnh đạo xã và cán bộ của TMV sẽ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện dự án vào tháng 6 và 12 mỗi năm nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động trong khuôn khổ dự án.
Trần Thủy
Thôn Tiên Chương cách thành phố Vinh (Nghệ An) 10km, khá thuận tiện về mặt giao thông. Về lịch sử văn hóa, thôn Tiên Chương nằm trong khu vực gần khu mộ đại thi hào Nguyễn Du. Tuy nhiên, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, diện tích đất canh tác của thôn là 17,5 ha trong đó có 2/3 là diện tích đất sâu trũng và đất cát khô bạc màu, hệ thống thủy lợi tưới tiêu xuống cấp, sâu bệnh, dịch bệnh, thiên tai hoành hành. Đời sống người dân nơi đây vì thế gặp rất nhiều rất khó khăn.
Theo thống kê năm 2009, thu nhập bình quân trên đầu người chỉ đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh môi trường ở Tiên Chương còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước còn rất thấp. Công tác thu gom rác thải chưa được triển khai, các hộ gia đình vẫn có thói quen xả rác bừa bãi, toàn thôn không có hệ thống thu gom nước thải nên tình trạng ô nhiễm cục bộ do nước thải tồn đọng thường xuyên xảy ra. Các loại rác thải từ nông nghiệp như chai, lọ, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa được người dân thu gom đúng chỗ nên xảy ra phát tán trong môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Trước tình trạng đó, từ tháng 8/2010, TMV đã cùng với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường phối hợp thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển Dự án “Làng sinh thái” tại thôn Tiên Chương, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhằm mục đích giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, khắc phục điều kiện tự nhiên khó khăn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây một cách đồng bộ.
Với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 800 triệu đồng từ TMV, sau một năm triển khai, dự án đã giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bằng việc tổ chức 02 lớp tập huấn về “Vệ sinh môi trường và nếp sống nông thôn mới” và “Sử dụng nước sạch và sức khỏe cộng đồng”, 01 lớp tập huấn về “Cải tạo vườn tạp và phát triển mô hình VAC”, 01 lớp tập huấn “Canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý” và 01 lớp tập huấn về “Phát triển chăn nuôi bền vững và công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi”; tổ chức 01 khóa tập huấn cho cán bộ địa phương về thích ứng với biến đổi khí hậu; biên soạn, in ấn hai loại tờ rơi “Sử dụng và bảo vệ nguồn nước” & “Thu gom và xử lý chất thải rắn” và đã phát đến người dân trong thôn cũng như các thôn lân cận. Bên cạnh việc được phát sách về sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cũng như về thu gom và xử lý rác thải, người dân thôn Tiên Chương còn được cung cấp “Tủ sách nhà nông” với tổng số 230 cuốn thuộc hơn 100 đầu sách.
Số đông bà con thôn Tiên Chương đã nhiệt tình tham gia tập huấn và đã có đánh giá, nhận xét tốt về các lớp tập huấn này. Dự án đã được triển khai thành công và mang lại cho bà con nhân dân nhiều kiến thức mới, lợi ích mới thật sự quan trọng trong đời sống nông thôn mới hiện nay. Tất cả các hộ gia đình trong thôn cũng tham dự ký Cam kết bảo vệ môi trường; được cung cấp 800 cây ăn quả giống, được hỗ trợ phân bón, công trồng và công chăm sóc. Đồng thời, dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng 01 hố thu gom rác cho toàn thôn, 03 xe vận chuyển thu gom rác và 60 thùng đựng rác bằng nhựa có nắp đậy.
Trong khuôn khổ của Dự án, con đường dài 1 km mang tên “Con đường Toyota xanh” tại ngã ba dẫn đến khu mộ đại thi hào Nguyễn Du đã được hoàn thành với 240 cây trồng, giúp tôn tạo cảnh quan môi trường cho di tích lịch sử này. Bên cạnh đó, Nhà Văn hóa thôn cũng đã được cải tạo giúp cho dân làng đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt và văn hóa trong thôn. Ngoài ra, cuộc họp phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng mô hình Làng sinh thái sang các thôn xã khác cũng đã được tổ chức thành công, góp phần tạo tiền đề nhân rộng mô hình làng sinh thái trong cộng đồng.
Dự kiến dự án được tiếp tục duy trì trong giai đoạn 2011 – 2012 với nhiều hoạt động như: Phối hợp cùng cán bộ địa phương thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn cộng đồng, tập huấn tại chỗ cho cộng đồng nhằm củng cố các kiến thức và kỹ năng thực hiện của cộng đồng để đảm bảo các hoạt động của dự án được triển khai liên tục. Ngoài ra, lãnh đạo CENTAC phối hợp với lãnh đạo xã và cán bộ của TMV sẽ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện dự án vào tháng 6 và 12 mỗi năm nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động trong khuôn khổ dự án.
Trần Thủy