Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

Vietnam Report 1.jpg
Nguồn: Vietnam Report

Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

Vietnam Report 2.jpg
 Nguồn: Vietnam Report

Thông tin chi tiết được đăng tải trên website: www.profit500.vn.

Hiệu quả kinh doanh của DN từ góc nhìn PROFIT500
 

Vietnam Report 3.jpg
 Nguồn: Thống kê từ PROFIT500 2019-2024, Vietnam Report

Xét ROA bình quân của các DN thuộc PROFIT500 năm 2024, khu vực FDI tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu khi tăng lên mức 14,5% (+0,8% so với năm 2023). Đây là khu vực duy nhất ghi nhận sự cải thiện, trong khi khu vực DN nhà nước và DN tư nhân đều chứng kiến sự suy giảm về hiệu suất tài chính lần lượt là 1,5% và 1,1% so với năm trước.

Vietnam Report 4.jpg
Nguồn: Thống kê từ PROFIT500 2019-2024, Vietnam Report

Về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), cả ba khu vực đều ghi nhận sự sụt giảm. Khu vực FDI giảm nhẹ xuống còn 30,7% song vẫn thể hiện khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu hữu vượt trội so với các khu vực khác. Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở khu vực DN tư nhân (từ 27,4% năm 2023 xuống 23,8% năm 2024), trong khi khu vực DN nhà nước ghi nhận năm thứ ba liên tiếp ở vị trí cuối với 15,7%.

Nền kinh tế Việt Nam chuyển mình trong năm 2024

8 tháng đầu năm 2024 đánh dấu giai đoạn từng bước chuyển sang pha phục hồi của nền kinh tế Việt Nam với sự cải thiện rõ rệt ở nhiều chỉ số. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bứt phá vượt kỳ vọng với GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,42% so với cùng kỳ, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% cùng kỳ năm 2022 trong giai đoạn 5 năm trở lại đây. Đặc biệt, sau gần 2 năm, khu vực công nghiệp và xây dựng đã khôi phục vai trò đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng của toàn nền kinh tế bên cạnh khu vực Dịch vụ khi ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực là 7,51%. 

Kể từ tháng 3, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) duy trì tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã thoát vùng suy giảm và duy trì trên ngưỡng 50 điểm trong 4 tháng liên tiếp, với mức 54,7 điểm (cao nhất kể từ tháng 5/2022). 

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, hoạt động thương mại sôi động trở lại với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD.

Vietnam Report 5.jpg
 Nguồn: Vietnam Report tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê, S&P Global

Quý II cũng chứng kiến sự đảo chiều tích cực trong hoạt động đăng ký kinh doanh so với quý I khi số lượng DN gia nhập và tái gia nhập vượt số DN rút lui khỏi thị trường. Theo khảo sát của Vietnam Report, đa số DN ghi nhận tình hình kinh doanh nửa đầu năm khởi sắc hơn cùng kỳ năm trước: 73,4% DN gia tăng về doanh thu và 60,3% DN giữ nhịp tăng trưởng lợi nhuận. 

Vietnam Report 6.jpg
 Nguồn: Khảo sát DN PROFIT500 2023-2024, Vietnam Report

Triển vọng và thách thức từ góc nhìn TOP500

Nhiều DN đánh giá tích cực hơn về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay. Tỷ lệ DN kỳ vọng tăng trưởng từ 6,0 - 6,5% và trên 6,5% tăng mạnh, lần lượt tăng 17,6% và 14,3% so với khảo sát đầu năm. 

Theo các DN tham gia khảo sát của Vietnam Report, thuận lợi lớn nhất đến từ sự nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ trong việc giải quyết gốc rễ các vấn đề kinh tế. Các biện pháp điều hành kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ, các gói kích thích, hỗ trợ linh hoạt của Chính phủ được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, giảm bớt gánh nặng cho DN. Đáng chú ý, thuận lợi đến từ việc cải thiện môi trường pháp lý với nhiều bộ luật mới được thông qua đã vươn lên vị trí thứ ba với 56,3% DN bình chọn.

Vietnam Report 7.jpg
 Nguồn: Khảo sát các DN TOP500, Vietnam Report

Các DN cũng nhìn nhận còn nhiều thách thức như bất ổn địa chính trị kéo dài, sự thay đổi của các chính sách thương mại tại một số nền kinh tế sau bầu cử, cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn về thương mại và công nghệ…có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng.

Theo World Bank, nền kinh tế toàn cầu đang ổn định lại sau thời gian chứng kiến các cú sốc tiêu cực cùng lúc. Tuy nhiên, triển vọng toàn cầu vẫn khiêm tốn và không đồng đều do độ trễ tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, củng cố cân đối ngân sách và tăng trưởng tiêu dùng chưa đột phá, tình trạng phân mảnh thương mại tiếp diễn… 

Bên cạnh đó, có đến 46,7% DN lo ngại sức ép từ tỷ giá và lạm phát sẽ khiến tình trạng tài chính của DN thêm căng thẳng. Nhưng với dự báo thời điểm Fed bắt đầu hạ lãi suất đến gần, tỷ giá USD/VND đang duy trì mức cao trong những tháng gần đây có thể sẽ hạ nhiệt và dao động với biên độ hẹp hơn. Tương tự, áp lực lạm phát dù được dự báo ở mức cao hơn cùng kỳ năm trước song vẫn sẽ trong tầm kiểm soát nhờ sự giảm nhiệt của giá cả toàn cầu, giá dầu ổn định và các chính sách hỗ trợ khác.

Chìa khóa chiến lược: Tối ưu chi phí - Kết nối - Đổi mới - Nhân sự

Có 62,5% DN lựa chọn chiến lược tối ưu chi phí hoạt động là ưu tiên hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận, thông qua tái cấu trúc DN, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trên cơ sở đó, DN kỳ vọng có thể tái đầu tư vào công nghệ, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường.

Mặt khác, đổi mới và thích ứng với thị trường tiếp tục là kim chỉ nam cho các DN nhằm tăng lợi nhuận bền vững. Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội để DN đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo ra nguồn thu nhập mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết nối, tăng cường hợp tác, liên kết với các đối tác cũng được chú trọng nhằm mục đích mở rộng thị trường, chia sẻ nguồn lực, giảm thiểu rủi ro, bổ sung thế mạnh; trong khi phát triển nhân sự - tài sản chiến lược của DN - tiếp tục nằm trong top 5 chiến lược trọng tâm bốn năm liên tiếp.

Vietnam Report 8.jpg
 Nguồn: Khảo sát DN PROFIT500, Vietnam Report

(Nguồn: Vietnam Report)