5, Cooking Papa (132 tập)

Tác giả: Tochi Ueyama
Số tập: 132 tập
Bắt đầu xuất bản: năm 1985

 

Cooking Papa còn có tên gọi khác được phiên tâm từ tiếng Nhật ra là Kukkingu Papa, được coi là bộ manga đứng thứ 5 trong danh sách các bộ truyện tranh dài nhất tại Nhật Bản. Truyện được xuất bản trên tạp chí Weekly Morning từ năm 1985 đến nay và hiện tại đã xuất bản được tới 132 tập.

 

Truyện có nội dung khá hài hước, kể về một nhân viên văn phòng, cũng đồng thời là một ông bố tốt bụng và cực kì giỏi nấu ăn. Thế nhưng do xấu hổ nên ông bố này không muốn đồng nghiệp tại chỗ làm biết được rằng anh ta đam mê một công việc "dành riêng cho phụ nữ" như vậy. Truyện được đánh giá cao nhờ nội dung hài hước, phản ánh đúng những vấn đề trong xã hội cũng như quan niệm sai lầm của mọi người đó là việc bếp núc chỉ dành cho phụ nữ.

4, Minami no Teio (139 tập)

Tác giả: Dai Tennoji và Rikiya Go
Số tập: 139 tập
Bắt đầu xuất bản: năm 1992

 

Thực sự thì có lẽ Minami no Teio là cái tên nổi tiếng tại Nhật Bản nhưng tại Việt Nam thì truyện vẫn còn khá xa lạ với đa phần độc giả. Truyện có tên gọi tiếng Anh khác là King of Minami từng được xuất bản trên tạp chí Weekly Manga Goraku từ năm 1992 và tới nay vẫn còn tiếp tục.

 

Truyện xoay quanh nhân vật chính là một... gã chuyên cho vay nặng lãi mang tên Ginjiro Manda. Anh chàng này cho "khách hàng" vay các khoản nợ với lãi xuất 10% cho 10 ngày và vẫn luôn đòi được đủ tiền dù cho số lãi cực kì cao. Chính vì khả năng đòi nợ như vậy mà gã ta được đặt cho biệt danh "Con Quỷ" ở vùng Osaka.

3, Golgo 13 (176 tập)

Tác giả: Takao Saito
Số tập: 176 tập
Bắt đầu xuất bản: năm 1968

 

Golgo 13 được coi như một trong những bộ truyện tranh huyền thoại của Nhật Bản không chỉ về số tập mà cả về lượng truyện đã được xuất bản. Với hơn 200 triệu bản đã được bán ra, không quá khó hiểu khi bộ truyện tranh... 47 tuổi (ra mắt từ năm 1968) này luôn lọt vào top manga bán chạy nhất mọi thời đại.

 

Nội dung truyện kể về Duke Togo, một gã sát thủ chuyên nghiệp nhưng tồn tại như một kẻ vô hình khi không hề có bất cứ một ghi chép nào về tên tuổi, quá khứ của gã. Duke Togo luôn thực hiện các vụ ám sát của mình bằng một khẩu súng trường M16 và chưa bao giờ thất bại trong bất cứ phi vụ nào. Thế nhưng, sự tồn tại của một sát thủ như vậy đã làm cho các cơ quan an ninh trên thế giới đều phải truy lùng anh chàng này và biến cuộc sống của Duke Togo trở thành một cuộc rượt đuổi không có hồi kết.

2, Dokaben (187 tập)

Tác giả: Shinji Mizushima
Số tập: 187 tập
Bắt đầu xuất bản: năm 1972

 

Dokaben là một bộ manga cực kì ăn khách của tạp chí Weekly Shonen Champion, từng được bắt đầu ra mắt khán giả vào năm 1972 và tới nay vẫn còn được tiếp tục sáng tác. Thậm chí, Dokaben còn được coi là bộ truyện tranh thể thao phổ biến thứ 2 tại Nhật Bản, chỉ xếp sau huyền thoại Slam Dunk.

 

Truyện kề về Taro Yamada và những người đồng đội của mình trong đội bóng chày của trường trung học. Ban đầu, truyện kể về các nhân vật là Yamada, Iwaki và Sachiko cùng quá trình chơi bóng của họ tại trường cấp 2 Takaoka. Kể từ tập 8 trở đi, câu chuyện đã được chuyển hướng về trường cấp 3 Meikun cùng đội bóng chày cấp 3 mà họ theo học.

1, Kochikame (195 tập)

Tác giả: Osamu Akimoto
Số tập: 195 tập
Bắt đầu xuất bản: năm 1976

 

Không chỉ đứng top về số tập mà bộ manga hài hước Kochikame còn đứng top trong danh sách truyện tranh bán chạy nhất mọi thời đại của tạp chí Weekly Shounen Jump(chỉ xếp sau One Piece và Dragon Ball). Truyện được ra mắt năm 1976 và cho tới nay vẫn còn được tiếp tục sáng tác.

 

Kichikame có một cái tên đầy đủ khá dài và khó nhớ là Kochira Katsushika-ku Kameari Kōen-mae Hashutsujo với nội dung xoay quanh anh chàng cảnh sát kỳ tài Ryou-san cùng những câu chuyện bi hài của anh. Nội dung hài hước, gắn liền với văn hóa xã hội Nhật Bản đã khiến truyện trở nên phù hợp với nhiều đối tượng độc giả khác nhau.

Theo Trí Thức Trẻ