Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ban hành sắc lệnh ngăn chặn việc Broadcom, công ty có trụ sở ở Singapore mua lại Qualcomm, nhà sản xuất chip di động hàng đầu nước này vì lí do an ninh quốc gia.
Quyết định của ông Trump căn cứ vào đề xuất của Ủy ban đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ (CFIUS), cơ quan chuyên xét duyệt các vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ.
Hồi đầu tháng này, CFIUS cũng từng đưa ra một bức thư ngỏ cảnh báo nếu một công ty nước ngoài thâu tóm Qualcomm, nó sẽ làm tổn hại đến quá trình Mỹ tham gia vào việc sản xuất các linh kiện cho hệ thống không dây 5G thế hệ tiếp theo. Vốn nổi tiếng về các loại chip di động, Qualcomm hiện có một danh sách dài khách hàng là các nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới đang chờ được sử dụng sản phẩm chip điều khiển Snapdragon X50 5G NR của hãng.
Sắc lệnh ngăn chặn của ông Trump được công bố chỉ vài tiếng sau khi Hock Tan, tổng giám đốc điều hành Broadcom gặp gỡ các quan chức Mỹ tại Lầu Năm góc trong nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thương vụ trị giá 117 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sử công nghệ thế giới nếu thành hiện thực.
Trước đó, ngay trong sáng 12/3, đại diện Broadcom thậm chí tiết lộ hãng đã đẩy sớm thời gian chuyển đổi thành một công ty Mỹ, có trụ sở ở Delaware (miền đông Mỹ) từ đầu tháng 5 như kế hoạch ban đầu xuống ngày 3/4 tới đây. Tổng hành dinh của Broadcom hiện đặt tại Singapore.
"Có nhiều bằng chứng tin cậy khiến tôi tin rằng, Broadcom - một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo luật của Singapore ... thông qua việc kiểm soát tập đoàn Qualcomm, một doanh nghiệp ở Delaware, có thể có hành động đe dọa, làm tổn hại an ninh quốc gia của Mỹ", ông Trump cho biết trong sắc lệnh công bố đêm 12/3 tại Washington.
Ngay sau khi tin tức được loan báo, giá cổ phiếu của Qualcomm đã sụt giảm gần 3,8% xuống còn 60,43 USD. Trong khi đó, giá cổ phiếu Broadcom tăng 0,75% lên mức 264,8 USD.
Bấp chấp nỗ lực sáp nhập vào Broadcom thất bại, Qualcomm đang nỗ lực hoàn tất vụ thâu tóm công ty sản xuất chất bán dẫn NXP, trị giá 44 tỉ USD.
Tuấn Anh (Theo Bloomberg, CNBC)
Mỹ lo nguy cơ an ninh ở thương vụ thâu tóm Broadcom-Qualcomm
Qualcomm quyết định hoãn cuộc họp cổ đông ban đầu dự kiến diễn ra ngày 6/3 để xem xét thương vụ sáp nhập do hãng cung ứng chip Wi-Fi Broadcom đề xuất, sau khi giới chức Mỹ cảnh báo về nguy cơ an ninh.
Tránh kiện tụng ở Hàn Quốc, Qualcomm vội ký thỏa thuận với Samsung
Qualcomm cho rằng, thỏa thuận mới ký với Samsung có thể giúp hãng thoát khỏi một vụ kiện chống độc quyền cũng như tránh được khoản tiền phạt khổng lồ.
EU phạt Qualcomm 1,2 tỉ USD vì mua chuộc Apple
Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên phạt Qualcomm gần 1,2 tỉ USD vì mua chuộc Apple chỉ dùng vi xử lý của hãng suốt nhiều năm qua.
Google, Microsoft lo sốt vó vì nguy cơ Qualcomm bán mình
Google và Microsoft nằm trong số các hãng công nghệ lớn đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về nguy cơ Qualcomm "bán mình" cho Broadcom.
Xung đột với Apple, Qualcomm tìm kiếm đồng minh mới ở Blackberry
Trong lúc nước sôi lửa bỏng và xung đột với Apple, Qualcomm dường như đã tìm được đồng minh mới ở BlackBerry.
Qualcomm muốn cấm bán iPhone
Liên quan tới cuộc chiến bản quyền giữa hai công ty của Mỹ, Qualcomm vừa đưa ra yêu cầu cấm Apple bán và sản xuất iPhone tại Trung Quốc.
Apple kiện ngược Qualcomm vi phạm sáng chế chip Snapdragon
Trong một diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Apple và Qualcomm, Táo khuyết vừa đệ đơn kiện ngược nhà sản xuất vi xử lý LTE.
Từ chối 103 tỷ USD, Qualcomm không bán mình chờ tăng giá
Thương vụ khổng lồ trị giá 103 tỷ USD vừa bị Qualcomm lắc đầu từ chối.
Qualcomm được dụ bán mình với giá kỷ lục
Broadcom vừa đề xuất mua lại Qualcomm với giá lên tới 130 tỉ USD. Nếu Qualcomm đồng ý, đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ thế giới.
Qualcomm kiện Apple chia sẻ bí mật mã chip với Intel
Qualcomm vừa xúc tiến một vụ kiện mới chống Apple, lần này với cáo buộc Táo khuyết đã chia sẻ bí mật mã chip của hãng với Intel.
Qualcomm tiếp tục gặp hạn vì khoản tiền phạt "khủng" ở Đài Loan
Tiếp sau Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, Qualcomm tiếp tục gặp hạn ở Đài Loan vì khoản tiền phạt "khủng" do vi phạm luật chống độc quyền địa phương.