Theo quyết định 772/QĐ-TTg của Thủ tướng, sẽ tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 từ 0 giờ ngày 01/4/2019.
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Tổng điều tra) nhằm thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; phục vụ công tác giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết; cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về dân số.
Ảnh minh họa |
Nội dung điều tra, bao gồm: Thông tin chung về dân số; tình trạng di cư; trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; tình trạng khuyết tật; tình trạng hôn nhân; mức độ sinh, chết và phát triển dân số; tình hình đăng ký khai sinh của trẻ em; tình hình lao động - việc làm; thực trạng về nhà ở; điều kiện sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư.
Thời gian thu thập thông tin của cuộc Tổng điều tra là 25 ngày, bắt đầu từ ngày 01/4/2019. Kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 7 năm 2019, kết quả điều tra mẫu được công bố vào quý IV năm 2019, kết quả điều tra toàn bộ được công bố vào quý II năm 2020. Các báo cáo phân tích chuyên đề công bố vào quý IV năm 2020.
Lập BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở các cấp
Theo Quyết định, thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở các cấp. Cụ thể, ở trung ương, thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương gồm: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban; 2 Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực); Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm; Ủy viên là lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương.
Ở địa phương, thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện gồm: 1 Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban; Thủ trưởng Cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó Trưởng ban thường trực; đại diện lãnh đạo các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Ngoại vụ, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp làm Ủy viên; 1 Phó Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Ủy viên thường trực.
Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã gồm: 1 chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND xã làm trưởng ban; trưởng công an, Mặt trận Tổ quốc, công chức về địa chính tại xã, phường làm ủy viên; 1 công chức văn phòng - thống kê làm Ủy viên thường trực.
Đối với các tỉnh vùng cao, vùng biên giới và hải đảo, bổ sung Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan trực thuộc tại cấp huyện và cấp xã là thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cùng cấp.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở từ cấp huyện đến cấp trung ương được thành lập Văn phòng giúp việc do cơ quan Thống kê cùng cấp chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương; Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp huyện và Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp xã tự giải thể sau 5 ngày kể từ ngày Ban Chỉ đạo Tổng điều tra trung ương công bố kết quả điều tra toàn bộ Tổng điều tra.
Dân số Việt Nam 'già trước khi giàu'
Chưa phát huy, tích lũy được gì ở "thời kỳ vàng" thì dân số Việt Nam đã nhanh chóng bước vào giai đoạn “già hóa” do tuổi thọ bình quân tăng, tỷ suất sinh và chết giảm.
Nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số trong tình hình mới
Tổng bí thư vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TƯ khóa 12 về công tác dân số trong tình hình mới.
Thống kê dân số để tính số lượng đại biểu Quốc hội
(VietNamNet) - Thủ tướng yêu cầu Bộ KHĐT chỉ đạo Tổng cục Thống kê hướng dẫn Cục thống kê các địa phương cung cấp số liệu dân số đến hết ngày 31/12/2010 để tính số lượng ĐBQH khóa mới.
Dân số già hóa kéo theo nhiều bệnh mãn tính
Dân số Việt Nam đang già hóa kéo theo các gánh nặng về bệnh tật mãn tính, không lây nhiễm, tuy nhiên mạng lưới y tế tuyến cơ sở của Việt Nam chỉ chủ yếu xử lý các tình huống cấp tính.
Dân số vàng nhưng nhân lực chưa vàng
Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” (người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi người ngoài độ tuổi lao động). Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự là “vàng”.
Theo VGP