Anh thanh niên trong bài viết Học yêu nước... kiểu Đức, hay á quân Đường lên đỉnh Olympia Nguyễn Thành Vinh đã và đang đi tìm câu trả lời cho chính mình: "Tôi là ai? Tôi sống để làm gì?" bằng tình yêu nước trong sáng của mình khi định vị bản thân trong dòng chảy đất nước.
Những người Việt - trẻ tuổi hay đã có nhiều trải nghiệm, mỗi người tự tìm thấy câu trả lời và viết tiếp những câu trả lời của riêng mình bằng tình cảm dành cho đất nước.
Yêu nước theo cách của á quân Olympia
Thế hệ hôm nay nhìn nhận thế nào về lòng yêu nước? Sự khác biệt về thời chiến – thời bình đã tạo ra những “kiểu” và “cách” yêu nước ra sao? Hay, có cần bàn tới lòng yêu nước vào lúc này?
Trang Hạ với 9X nói chuyện yêu nước
Cùng trong dòng bàn luận về chủ đề "lớp trẻ hiện nay yêu nước ra sao", một bàn tròn nhỏ với 5 bạn học sinh, sinh viên, và nhà văn Trang Hạ đã được thực hiện.
Thời bình, người Việt có còn yêu nước?
Sau khi đăng tải các bài viết với chủ đề "định vị lòng yêu nước của người trẻ", VietNamNet nhận được bài viết của một bạn trẻ sắp đi du học, chia sẻ "một cách hiểu về tình yêu đối với đất nước".
Người giàu Trung Quốc không yêu nước?
Liệu nạn “chảy máu” tầng lớp thượng lưu này chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của chính những người giàu, hay còn ẩn chứa nguyên nhân sâu xa nào khác?
Trước hết, cảm ơn Vietnamnet đã đăng những bài viết của thế hệ trẻ chúng tôi, luận bàn về tinh thân yêu nước-điều thiêng liêng với mỗi người và sống còn của một quốc gia, dân tộc.
Tiếp cận lòng yêu nước kiểu Mỹ
Hoa Kỳ là một quốc gia đa dân tộc theo nghĩa rộng nhất. Việc "lượng hóa" lòng yêu nước của người Mỹ cũng chỉ mang tính tương đối. Nhưng câu chuyện, con số, dữ liệu dưới đây cũng nói lên phần nào cách người Mỹ yêu đất nước của họ.
Yêu nước bằng tinh thần vô ngã
Đừng để 'yêu nước' ngủ quên trong ích kỷ
Sao phải chuẩn hóa lòng yêu nước?
Yêu nước - đôi lời của người tuổi 50
Yêu nước - nói thật vẫn chưa đủ!
Yêu nước theo cách của thổ dân
Đi nhiều, gặp gỡ nhiều với đối tác, đồng nghiệp từ các nước khác, chúng tôi, những người Việt không khỏi thoáng chạnh lòng tự hỏi, vậy đâu là điều để mình tự hào về đất nước.
"Biết xấu hổ cũng là biết yêu nước"
Tham gia ý kiến tại diễn đàn “định vị lòng yêu nước của người trẻ”, bạn Phan Quốc Thanh, 33 tuổi, ở Hà Nội cho rằng “tự chịu trách nhiệm là cơ sở căn bản của biểu hiện tinh thần yêu nước”. Dưới đây là ý kiến của bạn Thanh.
Yêu nước trải nghiệm nơi cực bắc Tổ quốc
Rời giảng đường ĐH tôi trở về quê hương, may mắn hơn bạn bè cùng trang lứa có một công việc ổn định, đúng ngành và gần nhà. Cuộc sống sẽ bình lặng như thế nếu tôi không nhận quyết định điều động công tác tại một huyện xa nhất.
Người chí sỹ yêu nước đầu tiên biết nhìn ra biển
Không giống với các thế hệ những người yêu nước trước, Phan Bội Châu biết phóng tầm nhìn ra ngoài, hướng về phía biển, trước cả người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
Mỹ kiểm tra lòng yêu nước của học sinh trước khi tốt nghiệp
Luật yêu cầu học sinh trung học trả lời đúng 60/100 câu hỏi về bổn phận trách nhiệm mà các công dân phải vượt qua.
E ngại những bài thi hô khẩu hiệu yêu nước
Phong trào "ra đề văn với chủ đề tình yêu đất nước" cũng cho ra đời những bài văn từa tựa nhau. Các em viết về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với Tổ quốc rất hào hùng và...chung chung.
Đại học, học... đại và yêu nước có học
Thông tin giáo dục tuần qua bên cạnh các kỳ thi căng thẳng, kết quả xếp hạng đại học, còn có sự sôi sục từ câu chuyện Trung Quốc đặt giàn khoan Haiyan 981 tại vùng biển Việt Nam.
Sinh viên không muốn chỉ yêu nước trên mạng
Chia sẻ thông tin, đổi avatar trên facebook… là chưa đủ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.
Khơi dậy tinh thần yêu nước từ những đề thi cuối năm
Nhiều hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức hướng về chủ quyền Tổ quốc đã được các trường học trong cả nước đem tới cho học sinh.
Chuyện của một giáo sư sống ở 40 nước
Tôi đã phải rời đất nước vì những mục tiêu của cuộc đời mình. Trong cuộc hành trình khắp toàn cầu, tôi đã sống ở 40 quốc gia và nói một số thứ tiếng.
GS Ngô Bảo Châu: Yêu nước ...Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn quốc hoặc Nhật bản, tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như nói giọng Nghệ An, họ túm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa hoang mang, nửa thách thức. Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình. Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một xuất đi xuất khẩu lao động, ai trong sô họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp. Tại sao lại đồng cảm với họ? Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ có thể dùng để hiểu nhau, ngoài nơi sinh Hà Nội và Nghệ An cách nhau vài trăm cây số, tôi có gì chung với họ. Tại sao tôi vẫn cảm thấy “liên quan” đến số phận của họ? Tôi thấy chỉ có một câu trả lời hợp lý duy nhất: sự “liên quan” đó chính là lòng yêu nước. Nếu đó là tình yêu thì có lẽ không cần tìm cách lý giải nữa. Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình. Tôi rất thích xem bản đồ. Nhìn cái quả cầu xanh xanh nhớ lại chỗ này chỗ kia mình đã đi qua. Nhớ cánh đồng lúa xanh mướt, nhớ con đường nho nhỏ chạy thẳng ra biển mà ở ven ven thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ. Nhớ những đỉnh núi hùng vĩ quanh năm tuyết trắng, nhớ những cánh rừng thông xào xạc chạy dọc bờ biển Đại tây dương. Chỗ nào cũng cảm thấy như nhà mình, trái đất là nhà mình, dù rằng có một vài điểm hình như thân thương hơn các điểm khác. Nếu hay xem bản đồ thế giới, đến một lúc nào đó, bạn sẽ có một phát hiện rất lạ lùng. Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất. Đi tiếp sang phía đông, hay xuống phía nam là biển rộng, là đại dương. Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân. Chiến tranh và những cuộc di dân, vừa là tai hoạ cho cuộc sống con người, lại vừa là phương tiện chuyên chở tôn giáo, những tư tưởng nhân văn, những kiến thức về tổ chức xã hội, những phát kiến khoa học và kỹ thuật. Những cuộc chiến tranh, những cuộc di dân, những thảm hoạ đã từng cầy xới châu Âu cũng đã là một nguyên nhân làm cho nó trở nên phồn thịnh, văn minh. ......Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung hoa, họ cũng hiểu rõ họ cần thoát ra ngoài cái khung đó để mưu cầu hạnh phúc, và họ muốn thoát ra bằng mọi giá... Trích Facebook GS Ngô Bảo Châu |