Tỏi ngâm dấm ngả màu xanh vẫn dùng được chứ không nên đổ đi. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ điều trị bệnh sẽ giảm so với loại tỏi già và ngâm đúng cách.
Hiện nay, có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về công dụng của tỏi với sức khỏe người dùng.
Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, tỏi ngâm trong môi trường axit, sẽ kích thích các thành phần dược lí trong tỏi.
Nên chọn tỏi già để khi ngâm tỏi không bị chuyển sang màu xanh |
Do đó, ăn tỏi ngâm dấm có tác dụng trong việc đề phòng các bệnh tim mạch. Ăn tỏi thường xuyên giúp giảm cholesterol bám trên thành mạch ngăn ngừa sơ cứng động mạch, suất huyết não… Tỏi còn giúp phân giải hòa tan các protein dễ gây tắc nghẽn mạch máu.
Trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra những người thường xuyên ăn tỏi tỉ lệ bị ung thư da và ung thư dạ dày thấp hơn 60% so với những người không thường xuyên ăn tỏi. Tỏi cũng có tác dụng giảm viêm đau khớp, làm chậm quá trình não hóa giúp trẻ lâu.
Việc tỏi ngân dấm rất hay bị chuyển sang màu xanh theo các chuyên gia điều này hoàn toàn bình thường.
Nguyên dân dẫn đến tỏi chuyển màu xanh là do tỏi đang còn non. Vì vậy, bạn có thể ăn tỏi ngâm dấm màu xanh mà không lo bị độc. Tuy nhiên, chất lượng hỗ trợ chữa bệnh sẽ bị giảm đi so với tỏi già và ngâm đúng cách.
Được biết, tỏi ngâm dấm là món ăn được dùng từ rất lâu đời nhưng chưa có ca ngộ độc nào được nghi nhận.
Cách làm tỏi ngâm dấm không bị xanh - Tỏi bóc sạch vỏ áo phía ngoài, rửa sạch rồi cho vào âu nước sôi già có muối loãng ngâm khoảng 10 phút. - Vớt tỏi ra, để ráo nước. Cho tỏi và ớt vào lọ sạch, tiếp theo cho dấm vào sao cho ngập ớt và tỏi. - Sau 1 tuần là bạn đã có thể dùng được. Lưu ý việc ngâm tỏi vào nước muối loãng sẽ giúp tỏi ngâm được giòn, trắng hơn. |
Theo GĐXH