“Buồn” là từ được nhiều thầy cô nhắc tới trong buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM với Sở GD-ĐT TP.HCM.

Những trao đổi về chuyên môn lẫn thu nhập của việc dạy thêm, học thêm trong trường được lãnh đạo Sở GD-ĐT và các hiệu trưởng trên địa bàn thành phố thẳng thắn đưa ra với Đoàn giám sát.

{keywords}
Giáo viên TP.HCM cho rằng nhiều học sinh sẽ gặp khó khăn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nếu như thành phố chấm dứt việc dạy thêm trong trường (Ảnh Đinh Quang Tuấn)
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện nay tính trung bình có 50% học sinh THCS được học 2 buổi/ ngày, ở Quận 1 con số này chỉ là 30%. Vì vậy, Sở GD-ĐT đề nghị năm học tới các trường ưu tiên cho học sinh cuối cấp được học 2 buổi/ ngày.

Ông Hiếu cũng cho biết hiện nay 60% thu nhập từ dạy thêm trong trường được chi trả cho các giáo viên đứng lớp dạy thêm. 40% còn lại chi cho các hoạt động khác của nhà trường như quỹ phúc lợi chung, các hoạt động thăm quan nghỉ mát, các giáo viên không dạy thêm, các nhân sự hợp đồng trong trường.

“Chấm dứt dạy thêm trong trường, không còn nguồn thu này các trường sẽ gặp khó. Ví dụ như một hiệu trưởng ở quận Gò Vấp cho biết nếu không có nguồn này chắc bảo vệ ở trường sẽ nghỉ hết. hiện nay mỗi trường có biên chế 2 bảo vệ, theo quy định lương tháng chỉ 2 triệu đồng mà họ sẽ pahir chia nhau trực, mỗi ca liên tục 24h, nghỉ 12h rồi lại trực 24h tiếp. Nếu không có khoản để chi thêm cho họ sẽ rất khó khăn”…

"Tôi không muốn cùng chính quyền đi lập biên bản giáo viên dạy thêm"

“Vấn đề dạy thêm, học thêm đang nóng, qua những thông tin báo chí chúng tôi cảm thấy rất tâm tư. Chúng tôi mong muốn được sống, làm việc từ chính sức lao động, chuyên môn của mình, hưởng sự công bằng như những ngành nghề khác” – cô Nguyễn Việt Tú phát biểu với tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đã từng là giáo viên, là hiệu trưởng và hiện là cán bộ quản lý giáo dục, cô Tú chia sẻ rằng “Cần phân biệt rõ những giáo viên đang dạy thêm – những người có hành vi tiêu cực khác rất nhiều những người tâm huyết với nghề, với học sinh. Cần phân biệt rõ để tránh làm tổn thương thầy cô”.

“Các lãnh đạo thử nhìn lại bảng lương của người giáo viên để có cái nhìn khách quan hơn. Từ thông tin chính thống của cơ quan quản lý chứ không chỉ từ báo chí hay mạng xã hội, hãy có những quyết định sát sườn hơn với những hiện tượng đang muốn giải quyết” – cô Tú đề nghị.

{keywords}

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương

Cô Nguyễn Thị Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (Quận Bình Chánh) cho biết khi nhận lệnh cấm này bà thấy “hơi đột ngột” và “cảm thấy buồn”.

Là hiệu trưởng một ngôi trường mới được thành lập 3 năm ở ngoại thành và có tổ chức cho dạy thêm ở trong trường, bà cho biết với đầu vào kém, chương trình nặng, cần phải có thêm thời gian cho học sinh. Đây là bài toán khó cho nhà trường.

“80% giáo viên trong trường là giáo viên trẻ, lương chưa tới 3 triệu đồng/ tháng nhưng họ không bao giờ nói lương ít phải dạy thêm, mà chỉ nói rằng chương trình nặng quá muốn thêm tiết để dạy không cần lấy tiền.

Trường tôi tổ chức dạy thêm trong trường, mỗi thầy cô dạy thêm 2 lớp thì cả tháng lương chính cộng tiền dạy thêm cũng chưa được tới 5 triệu đồng. Trong khi đó, kết quả đạt được qua 3 năm là với đầu vào thấp nhưng cũng đã có 94% học sinh đỗ tốt nghiệp”.

Cô Chương cho rằng cấm dạy thêm trong nhà trường sẽ ảnh hướng tới học sinh ngoại thành, phân biệt giữa học sinh nhà giàu có tiền đi học thêm ở trung tâm với học sinh nghèo. “Học sinh từ quận Bình Chánh sẽ phải lên Quận 6, quận 11 học thêm, đường xa, nguy cơ tai nạn giao thông, kẹt xe, ngập lụt, các em đi học hay lại đi chơi, xem phim, vào tiệm internet chơi games…? Ai quản lý được”.

Theo cô Chương, nhu cầu học thêm là có, cấm trong trường học sinh sẽ ra ngoài học, giáo viên sẽ ra ngoài dạy. “Tôi không muốn khi dó lại cùng với các cơ quan chính quyền tìm đến nơi thầy cô dạy để lập biên bản”.

“Chỉ vì chưa tới 10% vi phạm mà lại cấm tất cả thì không ổn. Các vị lãnh đạo hãy nhìn vào cái chung, cái phát triển, những điều ngành làm được để thực hiện quy định một cách có tình nghĩa, có lộ trình, xứng với một thành phố văn minh hiện đại” – cô Chương đề nghị.

Tìm cách chấn chỉnh sai trái chứ không phải vì một vài trường hợp cá biệt mà cấm tất cả cũng là đề nghị của đại diện trường THPT Lê Minh Xuân (Bình Chánh).

"Chúng ta thừa nhận tiêu cực trong dạy thêm thời gian qua là có nhưng tỷ lệ thấp. Ngay như trường chúng tôi có 60 giáo viên dạy thêm thì bao năm qua cũng chỉ 1 - 2 trường hợp bị phản ánh, chúng tôi đã xử lý ngay. Do đó, chúng ta cần tìm cách chấn chỉnh, quản lý những biểu hiện sai trái này chứ không phải cấm như vậy".

Ông Trương Kim Tiền, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố cũng đặt câu hỏi “Tại sao chỉ vì 10% không quản lý được mà để ảnh hưởng tới 90% còn lại? Tại sao không nói năm 2017 chấm dứt tham nhũng, chấm dứt phá rừng? Cần xem xét lại công tác quản lý, không thể vì thế mà chấm dứt đột ngột, ảnh hưởng tới cuộc sống và việc học tập của hàng trăm nghìn học sinh và giáo viên”.

Không thể chi dạy học sinh để được 5, 6 điểm

Đây là tâm tư của nhiều vị hiệu trưởng tham dự buổi làm việc.

Từ năm 2015 trở về trước hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức riêng.

“Nhiệm vụ của các trường phổ thông chỉ cơ bản dạy cho các em thi tốt nghiệp cho tốt. Đề thi tốt nghiệp nừm chủ yếu chương trình lớp 12, các em học chăm chỉ trên lớp cũng có thể đạt điểm 10 Toán” – một hiệu trưởng phân tích.

“Nhưng từ năm 2015 đã gộp hai kỳ thi làm một. Với đề thi của hai năm qua, đặc biệt năm 2016, đề thi chỉ có khoảng 6 điểm nằm trong chương trình lớp 12. Trong 4 điểm còn lại có 3 điểm là ở các lớp 10, 11 và yêu cầu cực kỳ cao.

Là giáo viên, chúng tôi không thể bảo học sinh là không đủ thời lượng để chỉ dạy chương trình lớp 12 thôi. Chúng tôi cũng không thể nói thầy chỉ dạy các em 6 điểm, 4 điểm còn lại các em tự xoay xở nhé. Chúng tôi không bảo học sinh được như thế mà phải dốc hết tâm huyết dạy các em”.

Ý kiến này cũng được lãnh đạo Trường THPT Linh Xuân tán đồng. “Khi gộp hai kỳ thi, giáo viên không thể chỉ dừng lại ở cách dạy như thi tốt nghiệp trước đây. Nhu cầu học thêm của phụ huynh và học sinh là có, nhất là khi thi cử còn nhiều bất cập như hiện nay”.

Lãnh đạo Trường THPT Lương Thế Vinh thì đưa ra những mặt được và không được nếu ngừng dạy thêm trong trường. Theo vị hiệu trưởng này, nếu ngừng dạy thêm trong trường, cái được là tránh được tiêu cực như vẫn nói tới lâu nay.

“Nhưng cái chưa được đầu tiên là nếu không đề ra biện pháp khả thi nào thì với cách thi cử như hiện nay chất lượng giáo dục của thành phố sẽ đi xuống.

Khi chương trình học và thi không đổi, tức là không thay đổi được cái gốc của vấn đề, thì nhu cầu học thêm vẫn còn. Cấm trong nhà trường học sinh sẽ ra ngoài học, học phí cao hơn, gây áp lực cho phụ huynh học sinh. Ở các tỉnh thành khác không cấm, nên chúng tôi cảm thấy thiệt thòi cho học sinh”.

{keywords}

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM

Còn ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT, chia sẻ “Không ai chọn nghề giáo để làm giàu. Không ai muốn dạy ở trường cả ngày rồi tối lại tiếp tục dạy thêm, giáo viên cũng còn vợ chồng, con cái. Nhưng họ cũng có những nhu cầu cuộc sống bức thiết khác… Dư luận xã hội không nên xúc phạm hình ảnh các thầy cô”.

Hiện nay Bộ GD-ĐT và lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở GD-ĐT xây dựng “Đề án phát triển giáo dục và đào tạo TP.HCM đến năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2030” với các nội dung chính là việc điều chỉnh chương trình theo hướng giảm tải, việc đánh giá học sinh dựa theo năng lực thực tế, giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho thành phố…

“Với việc áp dụng đề án đó sẽ hạn chế, tiến tới chấm dứt việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. Từ đó, lãnh đạo các đơn vị đã đề xuất lãnh đạo thành phố cho lộ trình để chấm dứt việc tổ chức dạy thêm học thêm” - ông Sơn cho biết.

 

TP.HCM sẽ đuổi việc giáo viên vi phạm lệnh cấm dạy thêm

Giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, kể cả dạy trong nhà trường hay ngoài nhà trường, sẽ bị Sở GD-ĐT TPHCM kỷ luật ở mức cao nhất là đuổi việc.

Xây dựng lộ trình tinh giản giáo viên ít khả năng đạt chuẩn

Ngày 26/8, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị về 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2016 – 2017 của ngành.

Phương hướng chung của năm học 2016 - 2017 là tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có khắc phục tìnhtrạng dạy thêm, học thêm sai quy định.

Ngân Anh