Lựu đạn xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Bulgaria. Đạn cối của Sudan. Máy phóng
rocket "made in" Iran. Đạn do Anh, Bỉ hoặc CH Séc chế tạo...
TIN BÀI KHÁC:
Hệ lụy của nạn buôn lậu vũ khí rất tàn khốc. (Ảnh: BBC) |
Cuộc khảo sát chi tiết về các loại vũ khí lan tràn ở Cộng hòa Trung Phi (CAR) cung cấp một cái nhìn ớn lạnh vào ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu, và quy mô mà các sản phẩm vũ khí tiếp tục tìm đường tới tay các đội quân nổi dậy, dù là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Theo BBC, tác động của hoạt động buôn bán vũ khí có thể kéo dài và rất tàn khốc. Khi vũ khí rơi vào tay Seleka - liên minh các chiến binh Hồi giáo lên nắm quyền ở CAR năm 2013, thì một cuộc nội chiến nổ ra, tiếp tục khiến hàng trăm nghìn dân thường phải di dời lánh nạn.
Cộng hòa Trung Phi chìm trong hỗn loạn. (Ảnh: BBC) |
"Loại lựu đạn cầm tay 82-2 nằm trong số các món hàng quân sự phổ biến nhất ở CAR", BBC trích dẫn báo cáo do nhóm Nghiên cứu Vũ trang Xung đột Anh soạn thảo cho Liên minh châu Âu.
"Nhiều đến mức có thể dễ dàng mua được với giá chỉ khoảng 0,5 đến 1 USD, rẻ hơn mua một chai Coca-Cola", báo cáo cho biết thêm. "Nhỏ và dễ dàng cất giấu, lựu đạn có ảnh hưởng lớn về an ninh, gây thương vong cho dân thường ở Bangui và các nơi khác trong năm 2014".
Ở CH Trung Phi đang có nhiều nhóm vũ trang kình địch nhau. (Ảnh: Reuters) |
Nhóm nghiên cứu đã truy một lô gồm hơn 25.000 quả lựu đạn loại 82.-2 tới một mẻ hàng năm 2006, do Trung Quốc sản xuất - theo như thông tin trên bao đóng gói, với bên nhận là "Trụ sở quân đội Hoàng gia Nepal". Quân đội Nepal "khẳng định họ chưa từng sử dụng lựu đạn loại này".
Một số vũ khí thì bị cướp từ các kho đạn của chính phủ. Một số bị buôn lậu, trong tay của các đội quân đánh thuê nước ngoài, xuyên qua các vùng biên giới lỏng lẻo. Nhưng nhiều loại dường như được chuyển bằng máy bay vào CAR từ các nước láng giềng, trong đó có Sudan.
Thanh Hảo