Sáng nay, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế, mỗi năm điều trị hơn 150 triệu lượt bệnh nhân và trên 300 triệu lượt người khám ngoại trú. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân thường đi kèm theo 1-2 người nhà nên lượng rác thải rất lớn, trong đó có khoảng 5% số chất thải y tế là chất thải nhựa, tương đương 22 tấn/ngày.

{keywords}
Mỗi ngày ngành y tế thải ra 22 tấn rác thải nhựa 

 

Cá biệt, tại một số BV lớn như Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, tỉ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) lên tới 10 – 45%; tỉ lệ nhựa trong chất thải sinh hoạt tại cơ sở y tế trong khoảng 12-17%.

"Đa số chất thải nhựa là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng 1 lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân", Bộ trưởng Kim Tiến cho hay.

Do đó, Bộ trưởng Y tế yêu cầu từ nay ngành y tế không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, thay thế bằng vận dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.

Nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh không sử dụng mũ trùm đầu, bọc giày, túi đựng thuốc, túi đựng chất thải... bằng nilon khó phân hủy và không sử dụng các sản đựng thức ăn, thức uống dùng 1 lần... 

{keywords}
Những vật liệu thân thiện được khuyến khích sử dụng thay thế nhựa dùng 1 lần

 

Cũng tại hội nghị, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 600 tấn/ngày, trong đó 10% là chất thải y tế hư hại. Con số này đang tiếp tục tăng do sự gia tăng số lượng cơ sở y tế và các giường bệnh.

Đặc biệt, trong số đó có một số loại nhựa sử dụng trong ngành y tế thuộc diện khó phân hủy, nếu không được kiểm soát sẽ gây hại cho môi trường, tác động tới sức khỏe con người, làm thiệt hại 3-5% GDP của toàn quốc.

Vì vậy, cả 2 Bộ trưởng đều gửi thông điệp kêu gọi sự chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong việc giảm thiểu, hạn chế rác thải nhựa.

{keywords}
Bộ Y tế dùng bình đựng nước thủy tinh thay thế chai nhựa trong các cuộc họp

 

Để đề án giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ sở y tế có hiệu quả, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải kí cam kết, đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa trở thành tiêu chí đánh giá bệnh viện xanh – sạch đẹp. Hiện tại, trong các cuộc họp của Bộ Y tế cũng đã ngừng sử dụng chai nước vỏ nhựa.

Ngay tại hội nghị, diễn ra lễ kí cam kết giữa Bộ trưởng Y tế với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ gồm bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện K... và lễ ký giữa giám đốc 63 Sở Y tế với các bệnh viện trực thuộc.

Thúy Hạnh

Hóa chất trong nhựa có thể gây tăng cân

Hóa chất trong nhựa có thể gây tăng cân

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những hóa chất trong bao bì nhựa, đóng gói, khi tiếp xúc với thực phẩm có thể dẫn đến tăng cân.