Cô nàng cửa hàng tiện ích là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Murata Sayaka được dịch sang tiếng Anh. Tác phẩm đã bán được hơn một triệu bản tại Nhật Bản và được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Năm 2016, Cô nàng cửa hàng tiện ích mang về cho tác giả giải thưởng Akutagawa (Giải thưởng văn học danh giá trao cho các nhà văn trẻ có những tác phẩm có giá trị văn học cao). 

Với nhiều người, làm việc tại cửa hàng tiện ích Smile Mart sẽ là sự kết hợp khủng khiếp giữa một công việc lao dịch và những nụ cười gượng ép. Nhân viên phải ăn mặc và nói chuyện giống hệt nhau, họ cũng không được dùng cả điện thoại di động lẫn đồ trang sức. Ngay cả những khách hàng thân thiết của cửa hàng cũng nhận thấy rằng, dù sau 18 năm thì Smile Mart cũng không có chút thay đổi nào.

{keywords}
Cô nàng cửa hàng tiện ích dường như là một cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng và dễ đọc về cuộc sống của một cô gái bán hàng người Nhật, nhưng thực chất đằng sau đó là một bài bình luận cắt xén về áp lực xã hội đặt lên công dân của mình, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Furukura Keiko luôn bị coi là một đứa trẻ kỳ lạ, bố mẹ luôn lo lắng cô sẽ bước vào xã hội như thế nào, vì vậy khi cô nhận được công việc part-time của cửa hàng tiện ích Smile Mart khi còn là sinh viên, họ rất vui mừng cho cô.

Keiko là một nhân viên lý tưởng: cô không bao giờ đi muộn, không có con, làm việc xuyên suốt kỳ nghỉ và không bao giờ mất bình tĩnh trước khách hàng. Keiko luôn cảm thấy bình yên khi ở cửa hàng tiện ích, nơi cô được công nhận, nơi mọi quy tắc đều rất rõ ràng.

Tuy nhiên, 18 năm sau, ở tuổi 36, cô vẫn làm cùng một công việc, chưa bao giờ có bạn trai và chỉ có vài người bạn. Keiko thoải mái với cuộc sống của mình mặc dù chính cô cũng nhận thức được rằng mọi người xung quanh đều đang lo lắng cho mình. Cho đến một ngày, người đàn ông kỳ quặc tên Shiraha xuất hiện, và sự va chạm giữa hai con người khác thường như một tia sét cực mạnh đẩy Keiko khỏi quỹ dạo quen thuộc, buộc cô nhìn thẳng vào những áp lực cô luôn lẩn tránh…

Tác giả vừa là nhà văn kiêm nhân viên bán thời gian tại một cửa hàng tiện lợi. Và có lẽ vì thế mà tác giả đã cho người đọc một cái nhìn rõ nét và chân thực hơn về cuộc sống của người Nhật Bản. Cô nàng cửa hàng tiện ích dường như là một cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng và dễ đọc về cuộc sống của một cô gái bán hàng người Nhật, nhưng thực chất đằng sau đó là một bài bình luận cắt xén về áp lực xã hội đặt lên công dân của mình, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Murata Sayaka là một trong những nhà văn đương đại thú vị của Nhật Bản. Cô sinh năm 1979 tại TP.Inzai, Chiba. Cuốn tiểu thuyết của cô Jyunyũ (Breastfeeding) đã đoạt Giải thưởng Gunzo dành cho nhà văn trẻ năm 2003. Đến năm 2013, cô giành giải thưởng Mishima Yukio nhờ tác phẩm Shiro-iro no machi no, sono hone no taion no (Of Bones, Of Body Heat, of Whitening City).

Năm 2016, cuốn tiểu thuyết thứ 10 của cô, Cô nàng cửa hàng tiện ích (Konbini ningen), đã giành giải Akutagawa danh giá, cô được vinh danh “Người phụ nữ của năm” do tạp chí Vogue bình chọn, khiến cái tên Murata Sayaka tạo thành cơn sốt tìm kiếm trên mạng.

Tình Lê

Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa

Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa

Ngày 3/7, Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam ra mắt cuốn sách “Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa”.