Theo Bloomberg, Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang có ý định huy động 1 tỷ USD để đầu tư cho mảng thức ăn chăn nuôi thuộc Masan MeatLife (MML), trong đó bao gồm bán cổ phần cho đối tác chiến lược.
Cũng theo nguồn tin này, Masan cũng đang cân nhắc khả năng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với mảng thức ăn chăn nuôi thuộc Masan MeatLife với niềm tin rằng Masan MeatLife đang bị thị trường định giá thấp.
Hiện MML có giá 61.000 đồng/cp, đỉnh cao trong một năm rưỡi qua và sát với mức giá chào sàn hồi tháng 12/2019. Với mức giá hiện tại, Masan MeatLife có vốn hóa thị trường đạt gần 20 nghìn tỷ đồng (khoảng 850 triệu USD).
Đây là một mức giá được cho là thấp hơn so với trị giá doanh nghiệp. Trong năm 2017, KKR từng chi 150 triệu USD để mua 7,5% cổ phần của Masan MeatLife, tương đương định giá doanh nghiệp khoảng 2 tỷ USD.
Mảng nông nghiệp gần đây được nhiều đại gia Việt quan tâm sau một thời gian cả thập kỷ bị thống trị bởi các tập đoàn ngoài. Nhiều doanh nghiệp lớn đổ tiền vào lĩnh vực này như Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng, Dabaco (DBC) của ông Nguyễn Như So, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long…
Nhiều sản phẩm nông sản sẽ được làm tốt hơn. |
Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang hiện nắm giữ 79,32% cổ phần MML, Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (cũng thuộc MSN) nắm giữ 7,95% cổ phần và Consumer Meat II Pte.Ltd nắm 7,14% cổ phần.
Masan MeatLife tiền thân là Masan Nutri-science (MNS) và đổi tên vào tháng 7/2019. MML hiện có 2 thương hiệu thức ăn chăn nuôi Anco và Proconco. Sự xuất hiện của Masan MeatLife cũng được xem là một tín hiệu tốt cho cộng đồng doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến ngay trên thị trường nội địa với các tỷ phú trong khu vực, ngay ở những lĩnh vực thế mạnh như nông nghiệp. Mảng thị trường này được dự báo có tiền năng hơn 10 tỷ USD.
Cách đây hơn thập kỷ, người Thái đã xuất hiện. Tập đoàn Charoen Pokphand Group (C.P Group) của tỷ phú Thái Chearavanont đã khuấy đảo thị trường nông nghiệp Việt Nam, từ thức ăn chăn nuôi cho tới giết mổ lợn hơi, gà, trứng và các sản phẩm chế biến…
Sau 4 năm thành lập, Masan MeatLife đã có mặt trên thị trường và chỉ một thời ngắn sau khi ra mắt, doanh nghiệp này đã có doanh thu rất lớn. Quy mô hệ thống phân phối cũng tăng gấp hơn 10 lần lên gần 500 đơn vị sau chỉ vài tháng.
Hồi cuối 2019, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang đã gây chấn động thị trường với cú sáp nhập mảng bán lẻ và nông nghiệp của Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng để tạo ra một 'đế chế' bán lẻ - tiêu dùng tỷ USD tại Việt Nam.
Chuỗi bán lẻ của Vinmart có độ phủ lớn nhất Việt Nam với gần hơn 100 siêu thị, 2.500 cửa hàng Vinmart/Vinmart+ ở khắp các tình thành trên cả nước. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tăng lên gần ngưỡng 1.270 điểm.
Theo PHS, VN-Index có phiên giảm điểm trở lại. Khối lượng giao dịch duy trì ở dưới mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực bán không quá mạnh.
Không những vậy, chỉ số vẫn giữ được đóng cửa trên MA5 và 20, cùng với +DI nằm trên –DI, cho thấy xu hướng chính vẫn là tăng điểm, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính rung lắc kỹ thuật. Thêm vào đó, MACD giữ trạng thái trên Signal, cho thấy tín hiệu mua vẫn được duy trì, chỉ số có thể sớm quay trở lại hướng lên ngưỡng kháng cự gần quanh vùng 1280 – 1285 điểm (đỉnh cũ).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/5, chỉ số VN-Index giảm 7,1 điểm xuống 1.261,99 điểm; HNX-Index tăng 4,7 điểm lên 287,03 điểm. Upcom-Index giảm 0,3 điểm xuống 81,17 điểm. Thanh khoản đạt 25,0 nghìn tỷ đồng.
V. Hà