1. Tỉnh nào xuất hiện trong câu thơ: ‘Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến’?

  • Quảng Ninh
    0%
  • Hải Phòng
    0%
  • Hưng Yên
    0%
  • Nam Định
    0%
Chính xác

Phố Hiến là một địa danh lịch sử của tỉnh Hưng Yên. Xưa kia, nơi đây là một thương cảng nổi tiếng. Thương nghiệp phát triển dẫn đến hình thành đô thị sầm uất trải dài theo tả ngạn sông Hồng.

Một số tài liệu cho rằng, có thời điểm, Phố Hiến có tới 2.000 nóc nhà với 20 phường chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công. Nhiều nhà buôn của các nước trong khu vực cũng quy tụ tại đây để buôn bán.

Câu thơ “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” cho thấy mức độ hưng thịnh của Phố Hiến được so sánh với kinh thành Thăng Long.

2. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, cái tên Phố Hiến xuất phát từ đâu?

  • Tên làng
    0%
  • Tên cơ sở hành chính
    0%
  • Tên sông
    0%
  • Tên người
    0%
Chính xác

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tên Phố Hiến xuất phát từ chữ “hiến” trong từ “hiến doanh” hay “hiến nam”, vốn là cơ sở hành chính của trấn Sơm Nam xưa.

Trong giai đoạn phong kiến Vua Lê – Chúa Trinh, nơi đây đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam. Một số tác giả lại cho rằng, tên Phố Hiến thậm chí có từ cuối thế kỷ XV, sau cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông.

3. Văn miếu trong quần thể di tích Phố Hiến ngày nay có tên là gì?

  • Văn miếu Xích Đằng
    0%
  • Văn miếu Chu Văn An
    0%
  • Văn miếu Hoa Dương
    0%
  • Văn miếu Mao Điền
    0%
Chính xác

Thời phong kiến, ngoài thương cảng buôn bán sầm uất, Phố Hiến còn nổi tiếng với truyền thống nho học.

Hiện tại, văn miếu Xích Đằng hay Văn miếu Hưng Yên là di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng khoảng năm 1701, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Văn miếu Xích Đằng thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An, một thầy giáo đức độ thời nhà Trần. Đồng thời, văn miếu cũng thờ Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo và hệ thống triết lý đạo Nho.

4. Hưng Yên là quê hương của vị danh y nổi tiếng nào của nước ta?

  • Tuệ Tĩnh
    0%
  • Lê Hữu Trác
    0%
  • Nguyễn Tài Thu
    0%
  • Hồ Đắc Di
    0%
Chính xác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh y có nhiều đóng góp bậc nhất cho nền y học cổ truyền Việt Nam.

Ông sinh tại thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Dòng tộc của danh y Lê Hữu Trác vốn có truyền thống khoa bảng. Cá nhân ông từng muốn tiến thân bằng con đường binh nghiệp, tuy nhiên, ông đã đổi ý và học nghề thuốc để cứu người.

Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thượng kinh ký sự, Hải Thượng y tông tâm lĩnh…

5. Các vị trạng nguyên của mảnh đất Phố Hiến xuất hiện nhiều nhất dưới triều đại nào?

  • Nhà Trần
    0%
  • Nhà Mạc
    0%
  • Nhà Lê
    0%
  • Nhà Nguyễn
    0%
Chính xác

Hưng Yên có 3 vị Trạng Nguyên, cả 3 đều xuất hiện dưới triều Nhà Mạc.

Trong đó, Đỗ Tông (1504-?), đỗ năm 1529 dưới thời Mạc Thái Tổ.

Nguyễn Kỳ (1518-?), đỗ năm 1541, dưới thời Mạc Hiến Tông.

Dương Phúc Tư (1505-1564), đỗ năm 1547, dưới thời Mạc Tuyên Tông.