1. Tỉnh nào có nhiều đỉnh núi cao nhất Việt Nam?

  • Điện Biên
    0%
  • Lai Châu
    0%
  • Sơn La
    0%
  • Lào Cai
    0%
Chính xác

Tỉnh Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Địa hình của tỉnh gồm những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vì vậy, tỉnh sở hữu nhiều đỉnh núi cao.

Trong danh sách 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, tỉnh Lai Châu có 6 đỉnh núi, bao gồm: Pu Si Lung (3.083m), Pu Ta Leng (3.049m), Khang Su Văn hay Phàn Liên San (3.012m), Tả Liên Sơn (2.996m), Pờ Ma Lung hay Bạch Mộc Lương (2.967m), Chung Nhía Vũ (2.918m).

2. Lai Châu không nằm cạnh tỉnh nào sau đây?

  • Điện Biên
    0%
  • Hà Giang
    0%
  • Lào Cai
    0%
  • Yên Bái
    0%
Chính xác

Tỉnh Lai Châu có diện tích lớn thứ 10 cả nước. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lai Châu, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 397km.

Phía Bắc Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Điện Biên. Tỉnh Lai Châu không tiếp giáp với Hà Giang.

3. Lai Châu là điểm bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam của con sông nào sau đây?

  • Sông Hồng
    0%
  • Sông Hồng
    0%
  • Sông Đà
    0%
  • Sông Đuống
    0%
Chính xác

Sông Đà hay sông Bờ, Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông khởi nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Sông Đà chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người dân tộc Thái còn gọi sông Đà là Nậm Tè.

Sông Đà từ Lai Châu chảy qua Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, rồi nhập với sông Hồng tại Phú Thọ. Sông Đà cũng giúp điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn, phục vụ đời sống của người dân tại vùng châu thổ sông Hồng.

4. Tỉnh Lai Châu cũ được tách thành tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên vào năm nào?

  • 1983
    0%
  • 1993
    0%
  • 2003
    0%
  • 2013
    0%
Chính xác

Ngày 26/11/2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên, đồng thời, chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới.

Tháng 10/2004, thị xã Lai Châu mới được thành lập. Thị xã Lai Châu cũ vốn thuộc tỉnh Điện Biên được đổi tên thành xã Mường Lay.

Hiện tại, tỉnh Lai Châu có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 106 đơn vị hành chính cấp xã.

5. Đồng bào dân tộc nào chiếm đa số tại Lai Châu?

  • Người Dao
    0%
  • Người Kinh
    0%
  • Người Thái
    0%
  • Người Mông
    0%
Chính xác

Tỉnh Lai Châu có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Thái chiếm đa số với hơn 70%, tiếp theo là người Kinh với 15,9% và người Mông chiếm gần 10% dân số tỉnh.