1. Tỉnh nào có nhiều huyện nhất Việt Nam?

  • Nghệ An
    0%
  • Thanh Hóa
    0%
  • Thừa Thiên – Huế
    0%
  • Gia Lai
    0%
Chính xác

Tỉnh Thanh Hóa nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150km về phía Nam. Với diện tích xấp xỉ 11.116km2, Thanh Hóa xếp thứ 5 cả nước về độ lớn.

Phía Đông Thanh Hóa giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh BÌnh, phía Nam giáp Nghệ An.

Hiện tại, Thanh Hóa có đến 27 đơn vị hành chính cấp huyện, nhiều nhất cả nước. Trong khi đó, Hà Nam là tỉnh có ít huyện nhất cả nước, chỉ bao gồm 6 huyện.

2. Thành phố của Thanh Hóa có tên là gì?

  • Thanh Hóa, Sầm Sơn
    0%
  • Sầm Sơn, Bỉm Sơn
    0%
  • Bỉm Sơn, Thanh Hóa
    0%
  • Bỉm Sơn, Nghi Sơn
    0%
Chính xác

Tỉnh Thanh Hóa có 2 thành phố là thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn, 2 thị xã bao gồm Bỉm Sơn và Nghi Sơn, còn lại là 23 huyện.

Thanh Hóa có khoảng 213,6 km đường biên giới tiếp giáp nước Lào. Các huyện nằm cạnh nước Lào bao gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân.

3. Di sản Văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ tại Thanh Hóa còn có tên gọi khác là gì?

  • Bắc Thành
    0%
  • Nam Kinh
    0%
  • Tây Đô
    0%
  • Đông Quan
    0%
Chính xác

Thành nhà Hồ còn được gọi với tên thành Tây Đô, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai. Khi vua Hồ Quý Ly nắm quyền, ông chọn nơi đây là kinh đô nước Đại Ngu.

Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 6/2011. Đây là công trình làm hoàn toàn bằng đá, có quy mô đồ sộ bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Theo một số tài liệu, thành Tây Đô được hoàn thành chỉ sau 3 tháng. Thành nằm ở vị trí hiểm yếu, có sông nước bao quanh, nhiều ngọn núi hỗ trợ phòng thủ. Tên gọi Tây Đô giúp phân biệt với Đông Đô (kinh thành Thăng Long cũ).

4. Có bao nhiêu triều đại phong kiến tại Việt Nam phát tích từ vùng đất Thanh Hóa?

  • 2
    0%
  • 3
    0%
  • 4
    0%
  • 5
    0%
Chính xác

Thanh Hóa được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt, tạo ra nhiều vị vua nhất lịch sử Việt Nam. Trong khi đó, Nghệ An, tỉnh nằm cạnh Thanh Hóa lại sở hữu nhiều tướng tài. Vì vậy, dân gian lưu truyền câu nói: “Quân xứ Thanh, thần xứ Nghệ”.

Tổng cộng, có 4 triều đại phong kiến và 44 vị vua phát tích từ đất Thanh Hóa, bao gồm Nhà Tiền Lê (2 vị vua), nhà Hồ (2 vị vua), nhà Hậu Lê (27 vị vua) nhà Nguyễn (13 vị vua).

Ngoài ra, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất Đàng Trong cũng là người gốc Thanh Hóa.

5. Con sông nào gắn liền với lịch sử phát triển của Thanh Hóa?

  • Sông Đà
    0%
  • Sông Mã
    0%
  • Sông Lam
    0%
  • Sông La
    0%
Chính xác

Sông Mã là con sông dài khoảng 512km, chảy trên địa phận Lào và Việt Nam. Phù sa sông Mã bồi đắp cho đồng bằng Thanh Hóa, đồng thời sông Mã cũng giúp người dân phát triển giao thương đường thủy.