Những người dùng dịch vụ gọi xe Didi Chuxing quả thực là rất hay quên. Trong năm ngoái, các tài xế của dịch vụ này đã trả lại tới 5000 đồ bị khách hàng bỏ lại sau khi rời khỏi xe, từ những đồ thông thường khi smartphone, túi xách đến cả những thứ 'kì quái' như cá hay bánh.
Bất cứ ai sau khi nhận ra mình bị mất đồ cũng muốn đến lấy nhanh nhất có thể, nhưng điều này sẽ làm mất thời gian quý giá (và cả tiền bạc) của những người tài xế. Vậy nên trong tuần trước, Didi đã thêm một điều luật bắt buộc hàng khách phải trả cho tài xế thêm phí nếu như bắt họ quay lại để trả đồ.
Tài xế cũng có thể gửi lại những đồ đạc này qua dịch vụ gửi hàng, và tất nhiên hành khách sẽ phải chịu những mức phí kèm theo. Đây là một điều mới có ở Trung Quốc, nhưng đã được áp dụng ở các ứng dụng bên ngoài nước này như Uber hoặc Lyft, với mức phí phải trả là khoảng 15 USD.
Đây chỉ là một trong một loạt điều luật mà Didi thêm vào dịch vụ của mình, sau khi hãng gặp nhiều sự phản đối của người dùng thông qua vụ việc một tài xế hiếp dâm và giết 2 nữ hành khách vào năm ngoái. Didi đã lấy ý kiến của hành khách, tham khảo các chuyên gia để thêm các điều luật mới nhằm đảm bảo an toàn và công bằng cho cả hành khách và tài xế.
Vào tháng 1, hãng bắt buộc người dùng phải đăng ký bằng tên và số chứng minh thư thật, giúp nhận danh trong những trường hợp xấu. Điều luật này nhận được sự hưởng ứng của phân nửa số người được hỏi (495,000 người dùng trang web Sina), và chỉ có khoảng 15% trong số đó là phản đối.
Trở lại với điều luật mới nhất, hiện cũng đã có nhiều người tự túc gửi thêm tiền cho những tài xế tốt bụng và tự động quay lại để trả đồ cho họ. Một lần cô em gái tôi để quên smartphone trên xe, tài xế đã phải đi đường rất xa để trả lại. Chúng tôi đã có ý gửi thêm tiền, nhưng anh ấy không nhận. Chúng tôi cảm thấy thật là ngại" - một người dùng Didi chia sẻ. Một người dùng khác cũng đăng tải trên Weibo: "Tôi để quên điện thoại trên xe Didi 2 năm trước, và người chở đã quay trở lại để đưa cho tôi. Và để trả ơn, tôi gửi anh ấy 100 Tệ".