Tầng ozone bảo vệ Trái đất khỏi các tia cực tím có hại. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1980, các nhà khoa học đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một lỗ thủng trên tấm khiên bảo vệ hành tinh, do các chất làm suy giảm tầng ozone như CFC, các bình xịt và dung môi gây ra.
Việc sử dụng CFC đã giảm tới 99% kể từ khi Nghị định thư Montreal có hiệu lực vào năm 1989, bắt đầu loại bỏ dần chất này và các hóa chất gây hại khác cho tầng ozone, theo đánh giá công bố ngày 9/1 của một nhóm chuyên gia nghiên cứu.
Báo cáo đánh giá phát hiện, nếu các chính sách toàn cầu được giữ nguyên, vào năm 2040 tầng ozone ở hầu hết các khu vực dự kiến sẽ phục hồi về mức của năm 1980. Song, đối với các vùng cực, khoảng thời gian phục hồi sẽ lâu hơn, dự kiến vào năm 2045 ở Bắc Cực và năm 2066 ở Nam Cực.
CNN trích dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh: “Hành động vì tầng ozone tạo tiền lệ cho hành động vì khí hậu. Thành công của chúng ta trong việc loại bỏ dần các hóa chất ăn mòn tầng ozone cho thấy những gì có thể và phải làm để chuyển đổi khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và do đó hạn chế tăng nhiệt độ Trái đất”.
Các nhà khoa học đánh giá, phát hiện trên là tin tốt lành hiếm hoi về tầng ozone của Trái đất.
Vì sao Mặt trời liên tục 'gây hấn' với Trái Đất?
Sử gia Do Thái nổi tiếng gợi ý 'câu chuyện đơn giản' cứu Trái đất
Yuval Noah Harari, sử gia Do Thái nổi tiếng, tác giả 3 cuốn sách ăn khách “Sapiens”, “Homo Deus” và “21 Lessons for the 21st Century” tin một câu chuyện đơn giản có thể cứu được Trái đất khỏi khủng hoảng biến đổi khí hậu.