Tin tức 24h

Giải bài toán 'ai đi, ai ở' khi sáp nhập phường, xã

"Tôi rất tâm đắc bài phát biểu bế mạc của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua về sắp xếp nhận sự khi sáp nhập: Phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là 'vì yêu cầu công việc', sau đó mới đến các tiêu chí khác".

Bộ Nội vụ: Công chức trẻ, tài năng có thể được thăng chức không qua quy hoạch

Hiện nay, công chức trẻ có tài năng nhưng lại thiếu các tiêu chuẩn về ngạch công chức (là chuyên viên chính - có 9 năm công tác), tiêu chuẩn quy hoạch (phải là đảng viên, phải được quy hoạch).

Bốn yếu tố cốt lõi không thể thiếu khi sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là bài toán địa giới, mà còn là thách thức trong sắp xếp nhân sự. Nếu không tổ chức tốt đội ngũ cán bộ giữa các địa phương, quá trình hợp nhất có thể gây xáo trộn và giảm hiệu quả quản lý.

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Sau một thời gian nỗ lực, nhiều trưởng phòng được quy hoạch làm phó chủ tịch huyện. Không ít người tỏ ra lo lắng sẽ bị mất quy hoạch khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện trong thời gian tới.

Trình độ, nhiệt huyết có đủ nhưng thiếu 'huyện ủy viên' cũng khó được chọn ở lại xã

Họ là trưởng, phó phòng, ban ở huyện được điều động về làm bí thư, chủ tịch các xã để tạo nguồn nhưng khi sáp nhập xã, những công chức này lại canh cánh nỗi lo ít có cơ hội ở lại, bởi chưa phải là huyện ủy viên.

Lo ít có cơ hội 'làm người ở lại', nhiều bí thư, chủ tịch xã xin nghỉ hưu sớm

Dù đang còn 5-10 năm công tác nhưng nhiều bí thư, chủ tịch xã ở Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi vì lo ngại ít có cơ hội được tỉnh chọn "làm người ở lại".

Công chức làm việc từ xa sẽ tránh được tình trạng ‘sáng cắp ô đi, tối cắp ô về’

"Tinh gọn bộ máy là giữ lại các công chức, viên chức, người lao động có năng lực, làm việc hiệu quả, vậy nên cũng cần thay đổi cách quản lý đánh giá theo hiệu quả công việc chứ không phải theo giờ hành chính đủ 8 tiếng/ngày".

Công chức xã mong 'tinh giản không đồng nghĩa loại bỏ', ưu tiên chọn người trẻ

Nhiều cán bộ, công chức cơ sở bày tỏ mong muốn việc bố trí cán bộ, công chức "ai đi, ai ở" khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã cần theo tinh thần "tinh giản không đồng nghĩa với loại bỏ", ưu tiên chọn những người trẻ, có bằng cấp phù hợp.

Chọn chủ tịch tỉnh khi sáp nhập: Tránh những người 'nhăm nhăm làm vua một vùng'

Chủ tịch tỉnh mới sau khi sáp nhập phải là những người biết hy sinh, đặt việc nước lên trên việc nhà. Cùng với đó, cần có chế độ đãi ngộ tốt để người lãnh đạo yên tâm làm việc, tránh tham nhũng, tránh tình trạng “nhăm nhăm làm vua một vùng”.

Sáp nhập Hà Nội - Hà Tây 17 năm trước: Không cục bộ, xóa tan mọi hoài nghi

17 năm trước, người Hà Tây trở thành “người Hà Nội” với những lo âu “xứ Đoài sẽ bị hòa tan”, “Hà Tây quê lụa bị lãng quên”. Nay niềm tự hào của Hà Tây không những không mai một mà còn vươn xa hơn, không gian kinh tế mở rộng.

Cán bộ không chuyên trách lo bị ‘bỏ lại phía sau’ khi sáp nhập xã

Nhiều cán bộ không chuyên trách bày tỏ lo lắng khi sáp nhập xã, họ có thể bị cắt giảm thẳng tay trong khi mức phụ cấp thấp, lại không được hưởng các chế độ hỗ trợ thôi việc như cán bộ chuyên trách.

Sáp nhập tỉnh: Đất nước không còn thời gian để chần chừ

Đất nước ta không còn thời gian để chần chừ. Năm năm tới mang ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Công nghệ số, chuyển đổi số đã đi trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và thể chế, đó là điều kiện không thể tuyệt hơn để sáp nhập tỉnh.

Phường 1 thành phố Đà Lạt, phường 2 thành phố Nha Trang, tại sao không?

Việc không tổ chức cấp huyện không đồng nghĩa với sự biến mất của các đô thị. Trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính, giữ nguyên danh xưng và vai trò của đô thị là cần thiết để đảm bảo sự phát triển ổn định.

Hàng ngàn lãnh đạo tỉnh và huyện, hàng vạn cán bộ xã, ai đi ai ở khi sáp nhập?

Một trong những vấn đề quan trọng khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính là công tác bố trí và tuyển chọn cán bộ, công chức, nhất là cấp lãnh đạo, quản lý; ai đi, ai ở là một bài toán đặt ra không hề đơn giản.

Cách chọn cán bộ ở lại của Thanh Hóa mỗi khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

Tỉnh Thanh Hóa từng đưa ra các chủ trương khác nhau về công tác cán bộ với kinh nghiệm chọn cán bộ ở lại phải khách quan và dân chủ; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cán bộ có bằng cấp và cán bộ hoạt động từ thực tiễn.

Nguyên Chủ tịch Khánh Hòa: Sáp nhập giúp tỉnh mở rộng không gian phát triển

Từ câu chuyện tách tỉnh Phú Khánh thành Khánh Hoà và Phú Yên trong quá khứ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Phạm Văn Chi có những chia sẻ thẳng thắn về thời cơ, thách thức và những bài học kinh nghiệm cần được lưu tâm.

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.

Chọn công chức xã khi không còn cấp huyện nên có bằng ĐH chính quy hay tại chức?

Tranh luận về câu chuyện năng lực của cán bộ, công chức cấp xã sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, vấn đề bằng tại chức hay bằng chính quy, bằng đại học hay bằng cao đẳng được nhiều người đặt ra.

Điều suy tư về sáp nhập tỉnh ngày xưa nay đã được hóa giải

Nếu như vài chục năm trước, ai đó gợi ý chúng ta cải tổ bộ máy thì còn khá lăn tăn do chưa thể thực hiện nổi, điều kiện khoa học công nghệ còn hạn chế. Nay, điều lăn tăn nói trên dễ dàng được hóa giải.

Chuyện sáp nhập tỉnh: Góc nhìn của một người Việt ở Nhật Bản

Trong đôi mắt trẻ thơ của tôi, sự khác biệt hiện lên thật rõ ràng, nông thôn Hải Phòng đường sá được trải nhựa phẳng lỳ, còn bên khu nhà tôi ở Hải Dương, những con đường đất vẫn hun hút. Tôi đã ước giá mà Hải Dương và Hải Phòng có thể nhập làm một.

Nên giữ các thành phố thuộc tỉnh như một loại đơn vị hành chính cơ sở

Nhiều ý kiến đề nghị khi không tổ chức cấp huyện thì nên xem "thành phố thuộc tỉnh" là một loại đơn vị hành chính cấp cơ sở để có thể giữ được tên gọi của nhiều thành phố vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong nước và thế giới.

Tên tỉnh xưa - nay và mong chờ của nguyên bộ trưởng

Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gửi đến Diễn đàn "Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói" bài viết “Tên tỉnh ở ta xưa và nay” với nhiều tư liệu lịch sử quý báu.

Giã từ tư duy 'hội trong hội' là tất yếu của cách mạng tinh gọn bộ máy

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng khi thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy với các hội quần chúng, điều quan trọng nhất là cần “giã từ” tư duy về “hội trong hội”; tránh sinh ra thêm các “tổ chức trung gian”.

Bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải có trình độ, được đãi ngộ xứng đáng

Chủ trương bỏ cấp huyện đang nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là về công tác cán bộ. Nhiều ý kiến đồng tình rằng, việc này đòi hỏi nâng cao trình độ, năng lực cán bộ cấp xã, đồng thời cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.