Mới đây, một nam thanh niên bán điện thoại ở Pahang, Malaysia đọc được một quảng cáo cho vay tiền trên Facebook. Anh ta gửi thông tin cá nhân và số tiền muốn vay. Cuối giờ chiều hôm đó, anh nhận được một tin nhắn từ một người đàn ông tự xưng là từ công ty cho vay tiền đã đăng quảng cáo trên mạng. Công ty này có trụ sở ở Balik Pulau, Penang, Malaysia. Người này thông báo đơn xin vay tiền của nam thanh niên đã được chấp nhận.

Tuy nhiên, nạn nhân đã được yêu cầu phải thanh toán các khoản như thuế dịch vụ và tiêu thụ, phí phục vụ và các khoản khác. Trong một đêm, nam thanh niên chuyển 31.230 Ringit (~102 triệu đồng). Tổng số giao dịch thực hiện là 16 tới 3 tài khoản ngân hàng khác nhau. Sau đó, nạn nhân nghi ngờ có điều gì đó không ổn và quyết định hủy khoản vay.

{keywords}
(Ảnh minh họa).

Nam thanh niên đã báo cáo sự việc với cảnh sát và vụ việc đang được điều tra.

Trước đó, một nữ nhân viên quảng bá thương hiệu ở Malaysia định vay số tiền 10.000 ringit (~37,7 triệu đồng) nhưng bị lừa 5.480 Ringit (~17,9 triệu đồng) Theo đó, nạn nhân đọc được một quảng cáo cho vay trên Facebook hôm 30/8/2019. Cô gái đã cung cấp thông tin liên lạc với bên quảng cáo cho vay tiền.

Hôm 31/8/2019, cô gái nhận được một tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân cho khoản vay 10.000 Ringit. Vài ngày sau đó, một người gọi báo khoản vay của cô đã được chấp thuận.

Sau đó, cô gái được yêu cầu gửi 180 Ringit (~589.000 đồng) để thanh toán khoản chi phí giấy tờ. Bên quảng cáo cho vay lại tiếp tục yêu cầu các khoản khác để nhận được số tiền vay. Nạn nhân đã chuyển 5.480 Ringit cho bên kia nhưng vẫn chưa nhận được số tiền. Cô gái báo cáo sự việc với cảnh sát để vào cuộc điều tra đòi lại số tiền đã mất kèm xử lý những đối tượng lừa đảo.

Qua các trường hợp trên đây cho thấy, người có nhu cầu vay tiền nên đến làm việc tại các ngân hàng để tránh bị "sập bẫy". Bởi các đối tượng lừa đảo đăng quảng cáo cho vay thường lợi dụng nạn nhân bằng cách chuyển các khoản phí trước khi nhận tiền và mất hút.

(Theo NST/ Dân Việt)