Anh ta xin lỗi, hứa sẽ cắt đứt quan hệ và không tái phạm nữa. Tuy nhiên tôi vẫn lo lắng và thắc mắc, nếu chồng tôi tiếp tục có hành vi như vậy thì những tin nhắn kia có được coi là bằng chứng ngoại tình không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Ảnh minh họa |
Tin nhắn ngoại tình được xếp vào khoản 1 của Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ là Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
Để được coi là chứng cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể tại Điều 95 như sau:
Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Như vậy, tin nhắn là nhìn được, đọc được nhưng để được công nhận là chứng cứ thì phải có văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó. Do đó, tin nhắn điện thoại sẽ khó được tòa án công nhận là chứng cứ tại Tòa án.
Tin nhắn chỉ là một yếu tố. Bạn cần phải thu thập thêm các nguồn chứng cứ khác để có thể làm sáng tỏ tình tiết của vụ việc.
Hành vi ngoại tình chỉ bị xử phạt hành chính nếu có hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Vợ ngoại tình, chồng được giảm nhẹ tội?
Vợ anh A ngoại tình dẫn đến gia đình bất hòa, đang trong quá trình giải quyết ly hôn.