Tôi cũng tự trách mình quá tin tưởng bạn. Lúc cho mượn nghĩ bạn bè ai lại viết giấy tờ. Bây giờ tôi mới thấm thía. Tôi có tin nhắn qua cửa sổ chát facebook, đây có phải là bằng chứng trước tòa? Tôi phải làm sao để đòi được khoản nợ của người bạn vong ơn bội nghĩa này?
Xin chia buồn vì bạn đã đặt niềm tin không đúng chỗ. Nhiều người cũng vì cả nể vì nghĩ là người quen, người thân nên không làm giấy tờ khi cho vay mượn, đến khi chuyện vỡ lở lại chịu thiệt thòi. Bạn nên nói chuyện thẳng thắn với bạn về việc này, kể cả việc bạn sẽ kiện ra tòa. Nếu như bạn của bạn vẫn cương quyết không trả nợ thì bạn có thể khởi kiện bạn của bạn ra tòa để yêu cầu tòa giải quyết. Nơi bạn nộp đơn là nơi bạn của bạn cư trú hoặc nơi bạn đã cho bạn mượn tiền, bạn kèm theo những chứng cứ chứng minh việc bạn cho mượn tiền.
Ảnh minh họa |
Cơ sở pháp lý: Điều 290, Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 quy định về nghĩa vụ trả nợ: Điều 290: Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác .
Điều 474: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc