Kết quả tìm kiếm

Tìm kiếm nâng cao

Lấy ‘hư chiêu để thắng hữu chiêu’ trong phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Nâng cao nhận thức người dùng Internet là một trong những yếu tố quan trọng trong phòng chống lừa đảo trực tuyến khi tội phạm mạng chủ yếu khai thác những điểm yếu cố hữu, mang tính bản năng của con người.

Mở cổng để người dùng Internet phản ánh chuyện lạm dụng tên miền

Cổng tiếp nhận phản ánh lạm dụng tên miền vừa được VNNIC đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 14/5. Đây là nơi người dùng Internet báo cáo các tên miền bị lạm dụng, dùng vào mục đích lừa đảo, có hại hoặc bất hợp pháp khác.

Lừa đảo mạo danh Bộ Công an dồn dập tấn công người dân

Mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo Bộ Công an, đơn vị thuộc Bộ Công an để lừa đảo người dân. Dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, song nhiều người dân vẫn bị ‘sập bẫy’ thủ đoạn lừa đảo này.

Chống lừa đảo bằng giải pháp xác thực người dùng, rà soát thông tin trên mạng

Chia sẻ về giải pháp phòng, chống lừa đảo trực tuyến triển khai thời gian tới, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số Trần Quang Hưng cho biết, Bộ TT&TT sẽ tập trung vào quản lý xác thực người dùng, rà soát thông tin trên mạng.

Vì sao tội phạm mạng công khai mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo?

Trao đổi tại họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ TT&TT, đại diện phòng 5 của Cục A05 (Bộ Công an) đã chỉ ra 2 lý do chính dẫn đến tình trạng tội phạm mạng hiện nay công khai mạo danh cơ quan chức năng để lừa người dân.

Phòng, chống lừa đảo trực tuyến: Chỉ biện pháp kỹ thuật là chưa đủ

Các tổ chức, doanh nghiệp đang tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật để phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Song, bản thân người dùng cũng cần biết cách tự bảo vệ mình trước khi chờ cơ quan chức năng vào cuộc.

Tội phạm lừa đảo trên mạng ‘phân vai cụ thể, xây kịch bản chi tiết’

Từ thực tế phòng chống tội phạm mạng, đại diện A05 nhận xét, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng hoạt động rất chuyên nghiệp, có tổ chức, phân công vai trò cụ thể và xây dựng kịch bản chi tiết trong từng giai đoạn.

Người dùng Việt phản ánh bị thiệt hại hơn 300 tỷ đồng vì lừa đảo trực tuyến

Thời gian qua, Cổng cảnh báo an toàn thông tin do Bộ TT&TT vận hành, đã tiếp nhận gần 17.400 phản ánh lừa đảo trực tuyến hướng đến người dùng Internet Việt Nam, gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.

Khuyến cáo người dân cảnh giác với 5 hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng

Trong 5 hình thức lừa đảo nổi bật trên không gian mạng Việt Nam và quốc tế trong tuần 19 vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cảnh báo, cơ quan này tiếp tục lưu ý người dân về các thủ đoạn lừa đảo mạo danh.

Mất tiền vì bấm vào tệp nén CV của đối tượng lừa đảo mạo danh ứng viên dự tuyển

Trước thủ đoạn lừa đảo trực tuyến biến tướng mới xuất hiện của hình thức lừa đảo mạo danh, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân cẩn trọng khi nhận được các email, tệp đính kèm lạ, đặc biệt là các tệp nén.

Lừa đảo trực tuyến sử dụng các phương tiện kỹ thuật số tiên tiến

Lừa đảo trực tuyến ngày nay được đầu tư rất kỹ lưỡng, tập trung vào một đối tượng, sử dụng các phương tiện kỹ thuật số tiên tiến chứ không đơn giản như cách đây 10 năm trước.

Đồng Tháp diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng trong năm 2024

Đồng Tháp đang tích cực diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng. Mục tiêu 100% cơ quan ban ngành của địa phương tổ chức diễn tập thực chiến trong năm 2024.

Phát hiện chiến dịch tấn công mới nhắm vào các thiết bị mạng Cisco

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa cảnh báo về chiến dịch tấn công mạng ArcaneDoor ảnh hưởng đến các thiết bị mạng Cisco. Khi truy cập được vào các thiết bị, đối tượng tấn công có thể điều chỉnh lưu lượng mạng, theo dõi liên lạc trong mạng.

Giả mạo website để cài mã độc, phát hiện nguyên nhân hàng loạt smartkey tê liệt

Giả mạo website Bộ TT&TT để cài mã độc lừa đảo; Phát hiện nguyên nhân hàng loạt smartkey ô tô, xe máy tê liệt... là những thông tin công nghệ trong nước đáng chú ý tuần qua.

Lan rộng lừa đảo mạo danh trên không gian mạng Việt Nam

Nhận định lừa đảo mạo danh trên không gian mạng Việt Nam đang ngày càng lan rộng, trong ‘Điểm tin tuần’ từ ngày 29/4 đến ngày 5/5, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng điểm ra một số hình thức lừa đảo mạo danh người dân cần cảnh giác.

Giả mạo website Bộ TT&TT để lừa người dân cài ứng dụng chứa mã độc

Khi truy cập vào trang web ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo website Bộ TT&TT, người dùng bị dụ cài ứng dụng có chứa mã độc. Ứng dụng này cho phép đối tượng lừa đảo chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp thông tin, tài sản.

Cảnh báo lừa đảo đặt nhà hàng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để chiếm đoạt tiền

Ngoài các chiêu lừa đảo du lịch, trong tuần qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng lưu ý người dân về hình thức lừa đảo đặt tiệc, đặt nhà hàng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để chiếm đoạt tiền của các nhà hàng.

Sử dụng mạng xã hội dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 sao cho an toàn?

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo trực tuyến và hạn chế chia sẻ ảnh, video, thông tin cá nhân là 2 trong nhiều lời khuyên để người dùng mạng xã hội an toàn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Tạo hàng trăm nghìn địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảo

Tháng 3/2024, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát hiện 100 website giả mạo thương hiệu để lừa đảo. Lũy kế đến hết quý 1, cơ quan này ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến.

Cảnh giác với phần mềm độc hại mới giả Google Chrome để lừa đánh cắp thông tin

Ngoài cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến, tuần này Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng khuyến cáo người dân cảnh giác với phần mềm độc hại mới có tên ‘Mamont’, giả mạo Google Chrome để lừa đánh cắp thông tin.