Vợ chồng tôi ly hôn được hơn 3 năm. Tòa án chấp nhận điều kiện là anh ấy cấp dưỡng cho con tôi mỗi tháng 500.000 đồng. Nhưng đã hơn 3 năm rồi mà anh ấy không hề cấp dưỡng được tháng nào cả, về phần tòa án chẳng có phương án nào với anh ấy.

TIN BÀI KHÁC

Xin cho hỏi bây giờ tôi phải làm sao để anh ấy cấp dưỡng cho con tôi?

{keywords}
(ảnh minh họa)

Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn áp dụng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000:

Điều 50 Khoản 2 Luật HN&GĐ quy định: “2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.”

Điều 55 Luật HN&GĐ 2000 quy định:

“1. Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Căn cứ các quy định trên đây, bạn có thể tự mình hoặc nhờ sự can thiệp của Viện kiểm sát, UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ của địa phương can thiệp để yêu cầu Tòa án buộc người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Kể từ thời điểm 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực, theo đó, Điều 119 Luật này quy định:“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Như vậy, nếu chồng bạn không có khả năng thực hiện việc cấp dưỡng thì bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc thay đổi mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)