Đây cũng chính là ý tưởng đầy sáng tạo của Tiger Beer, với mong muốn tiến đến một thế giới không rác thải và góp phần mang đến những công trình ý nghĩa cho địa phương.

Tái chế nắp chai bia để xây cầu

Hầu hết mọi người, dù là dân nhậu hay chủ quán, khi được hỏi sẽ làm gì với những chiếc nắp chai bia sau mỗi cuộc vui đều có cùng câu trả lời: Thường vứt đi chứ cũng không biết làm gì, vì chúng bé quá nên giá trị thấp, không như lon bia có thể tận dụng để bán đồng nát. Trước thực trạng đó, một ý tưởng sáng tạo về thu gom và tái chế nắp chai bia thành nguyên liệu sắt sử dụng trong việc xây dựng các công trình ý nghĩa cho địa phương đã được Tiger Beer - một nhãn hiệu bia cao cấp của Heineken Việt Nam triển khai vào cuối năm 2018.

{keywords}

{keywords}


Sau khi xây dựng, chiếc cầu Kênh Năng Ấp 7 đã thay thế cho chiếc cầu cũ (bên trái) vốn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn

Công trình đầu tiên vừa mới hoàn thành vào đầu năm nay chính là cầu Kênh Năng Ấp 7 tại ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Với ý tưởng đột phá này, cộng đồng địa phương không chỉ góp phần tái chế nắp chai bia, từ đó giảm lượng rác thải ra môi trường, mà còn chung tay mang đến nhiều công trình giúp cải thiện cơ sở hạ tầng cho cộng đồng.

Nắp chai sau khi thu gom đã được xử lý ở nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong nắp. Sau đó, chúng được nung chảy và phối trộn với các nguyên liệu khác để trở thành nguyên liệu sắt sử dụng trong xây dựng, hỗ trợ việc xây cầu.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

“Bà con vận chuyển nông sản khi qua cây cầu này không qua được vì nó thắt nút chai, chỉ chở ít thôi phải chuyền qua hai ba chặng. Có trường hợp cấp cứu, vận chuyển người bệnh này kia gấp cũng rất khó khăn”, cô Hoa - một người dân địa phương thường lưu thông qua cây cầu cũ cho biết.

Chính vì thế, việc khánh thành cây cầu mới với chiều dài hơn 30 mét đã giúp người dân tại 3 xã Tam Hiệp, Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) và xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước) đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.

“Bà con ở đây ai cũng vui lắm. Có cây cầu mới khang trang vầy việc đi lại thoải mái hơn,người dân 3 xã, công nhân di chuyển hàng hóa thuận tiện và dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Văn Phụng - một người dân sinh sống gần cây cầu chia sẻ thêm.

Chính thức khởi động từ tháng 10/2018 tại tỉnh Tiền Giang, hoạt động thu gom nắp chai bia đã diễn ra tại hơn 70 điểm bán, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương với hơn 1 tấn nắp chai bia.

{keywords}
Chị Cao Thị Kim Phi (ở giữa), chủ nhà hàng Lộc Phố tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang, một trong 70 điểm bán tham gia chương trình,vui mừng khi đặt chân lên cây cầu mới

Chị Kim Phi chia sẻ: “Hôm nay được tận mắt thấy cây cầu mới hoàn thành, tôi thật sự vui cho bà con nơi đây. Bản thân tôi thấy đây là một chương trình rất thiết thực và tôi rất hạnh phúc khi được tham gia.”

{keywords}
Anh Dương Văn Thành, một một người tiêu dùng tại thị xã Cai Lậy, Tiền Giang thật sự hạnh phúc khi đóng góp nhỏ của mình mang ý nghĩa lớn cho cộng đồng

Hòa chung niềm vui của người dân nơi đây, anh Thành cho biết: “Tôi tình cờ biết đến chương trình Góp nắp xây cầu của Tiger trong một lần ngồi trong quán cùng đồng nghiệp. Thật sự tôi thấy đóng góp của bản thân tuy nhỏ nhưng nếu lan tỏa thông điệp ý nghĩa này rộng ra sẽ có thêm nhiều nắp chai bia. Và kết quả là chiếc cầu mới này cùng niềm vui của bà con xã Tam Hiệp ngày hôm nay. Hy vọng Tiger sẽ xây thêm nhiều công trình ý nghĩa như thế này đến nhiều địa phương hơn.”

{keywords}
Với sự chung tay của cộng đồng, nhiều công trình ý nghĩa sẽ được xây lên trong thời gian tới

Một nắp chai bia tuy nhỏ bé nhưng với sự chung tay của cộng đồng sẽ giúp con số nắp chai ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc thêm những công trình ý nghĩa nữa sẽ đến với bà con địa phương. Chính vì thế, chương trình rất cần sự đóng góp của cộng đồng tại những địa điểm tiếp theo, trong đó, TP.HCM sẽ là địa điểm được triển khai trong năm nay.

Ngọc Minh