Vào một trong những thời khắc đen tối nhất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, năm 1968, chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ tại Sài Gòn đã kích hoạt kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân tới miền nam Việt Nam, cho tới khi ông ta bị Tổng thống Lyndon B. Johnson ngăn cản, theo các tài liệu mới giải mật gần đây.

Trung Quốc công bố lý do bắt giam Giám đốc Interpol

Nga tiết lộ cảnh vận chuyển 'rồng lửa' S-300 sang Syria

Ông Trump chuẩn bị 'thay máu' quân đội Mỹ?

Theo báo New York Times, các tài liệu đã hé lộ một loạt công tác chuẩn bị bí mật, kéo dài của Tướng William C. Westmoreland nhằm đưa vũ khí hạt nhân vào trong tầm tay nếu quân Mỹ cảm thấy nguy cơ thất bại ở Khe Sanh, một trong những trận chiến cam go nhất chiến tranh ở Việt Nam.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Johnson và Tướng William Westmoreland ở miền nam Việt Nam năm 1967. Ảnh: Thư viện tổng thống Lyndon B. Johnson 

Với sự ủng hộ của tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Tướng Westmoreland đã xúc tiến một chiến dịch bí mật, có mật danh "Gãy xương hàm" (Fracture Jaw). Chiến dịch bao gồm cả việc chuyển các vũ khí hạt nhân vào miền nam Việt Nam để binh lính Mỹ có thể dùng chúng tức thì nhằm chống lại quân đội giải phóng Việt Nam.

Walt W. Rostow, Cố vấn an ninh quốc gia, đã cảnh báo Tổng thống Johnson. Tổng thống đã bác bỏ kế hoạch và ra lệnh đảo ngược, theo lời Tom Johnson, trợ lý đặc biệt đảm nhiệm vai trò thư ký ghi chép tại các cuộc họp về vấn đề này, diễn ra tại phòng ăn của gia đình trên tầng hai Nhà Trắng.

"Khi tổng thống biết kế hoạch đã được xúc tiến, ông ấy vô cùng bực bội và thông qua Rostow gửi đi những lời lẽ vô cùng cứng rắn, tôi nghĩ là nhắm trực tiếp vào ông Westmoreland, yêu cầu phải chấm dứt tất cả", ông Tom kể lại trong một cuộc phỏng vấn.

Ông Tom cho rằng, tổng thống sợ sẽ có "một cuộc chiến lan rộng hơn", trong đó Trung Quốc sẽ can thiệp như ở Triều Tiên vào năm 1950.

"Tổng thống Johnson chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng các tướng của mình. Ông ấy rất ngưỡng mộ Tướng Westmoreland nhưng không muốn các vị tướng của mình điều hành chiến tranh", ông Tom nói.

Nếu các vũ khí hạt nhân đã được sử dụng, chúng chắc chắn đã gia tăng sự kinh hoàng về một trong những năm tháng xáo trộn, bạo lực nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ. Vài tuần sau đó, Tổng thống Johnson tuyên bố ông sẽ không ra tái tranh cử. Hạ nghị sĩ Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy đều bị ám sát ngay sau đó.

Những bí mật bị che giấu

Câu chuyện về việc Mỹ tiến gần tới việc dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam như thế nào, 23 năm sau các vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki buộc quân Nhật phải đầu hàng, được đề cập đến trong cuốn sách "Các tổng thống của chiến tranh", sắp được phát hành của Michael Beschloss, một sử gia chuyên nghiên cứu về các lãnh đạo Nhà Trắng.

Ông Beschloss đã phát hiện các tài liệu trên trong khi tìm kiếm tư liệu cho cuốn sách của mình. "Tổng thống Johnson chắc chắn đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi phát động chiến tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn phải cảm ơn ông ấy vì vào đầu năm 1968, cuộc xung đột đầy bi kịch đó đã không có cơ hội dính dáng đến hạt nhân", ông Beschloss bình luận.

Các tài liệu mới rò rỉ, với một phần trong số chúng đã được ngấm ngầm giải mật cách đây 2 năm, cho thấy mọi việc tiến triển theo hướng đó.

Trong bối cảnh sắp diễn ra trận Khe Sanh, Tổng thống Johnson đã thúc ép các chỉ huy của mình phải đảm bảo nước Mỹ không hứng chịu một thất bại đáng xấu hổ, vốn được coi là thảm họa chính trị và sự sỉ nhục cá nhân.

Lúc đó, quân đội giải phóng miền bắc Việt Nam đang sử dụng mọi thứ có trong tay để chống lại hai trung đoàn thủy quân lục chiến Mỹ và một số lượng tương đối nhỏ binh lính Việt Nam Cộng hòa.

Mặc dù công khai tỏ ra tự tin về kết quả trận Khe Sanh, nhưng Tướng Westmoreland đã bí mật tổ chức một cuộc gặp nhóm ở Okinawa, nhằm vạch kế hoạch chuyển vũ khí hạt nhân tới miền nam Việt Nam cũng như cách sử dụng chúng chống các lực lượng miền Bắc.

{keywords}
Ảnh: NYT

"Kế hoạch Gãy xương hàm đã được tôi thông qua", Tướng Westmoreland viết cho Đô đốc Ulysses S. Grant Sharp Jr., Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương vào ngày 10/2/1968. Song, kế hoạch không kéo dài.

Vào ngày hôm đó, Cố vấn Rostow đã gửi một bản lưu ý tới tổng thống. Đây là bản lưu ý thứ hai của ông trong vòng một tuần nhằm cảnh báo lãnh đạo Nhà Trắng về kế hoạch của Tướng Westmoreland.

{keywords}
Ảnh: NYT

Hai ngày sau, Đô đốc Sharp gửi một sắc lệnh yêu cầu "ngưng mọi kế hoạch cho Chiến dịch Gãy xương hàm" và "tích cực bảo mật mọi tài liệu kế hoạch, bao gồm cả các tin nhắn và thư từ liên quan".

Sự cố dường như cũng tái lặp ở thời hiện đại. Chỉ cách đây 14 tháng, Tổng thống Mỹ đương nhiệm, Donlad Trump từng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống Triều Tiên. Song, không giống miền bắc Việt Nam vào thời điểm đó, Triều Tiên đang sở hữu một kho hạt nhân của riêng họ.

Lịch sử Mỹ cũng ghi nhận những thời điểm khác, khi các tổng thống phải cân nhắc hoặc đề cập đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử. Nổi tiếng nhất là cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, sự kiện gần nhất khiến Mỹ và Liên Xô suýt lâm vào đối đầu hạt nhân.

Và trước khi bị Tổng thống Harry S. Truman ngăn cản vào năm 1951, Tướng Douglas MacArthur cùng các thuộc cấp cũng từng nghĩ đến việc triển khai vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Vào thời điểm ấy, ông Truman e sợ chiến lược hùng hổ của Tướng MacArthur sẽ kích hoạt một cuộc chiến lớn hơn với Trung Quốc, dù có lúc cũng cho phép đưa các đầu đạn hạt nhân đến Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, sự cố Khe Sanh hoàn toàn khác.

Quyết định cuối cùng

"Ở Triều Tiên, MacArthur đã không trực tiếp kêu gọi đưa vũ khí hạt nhân đến thực địa ngay lập tức. Nhưng ở Việt Nam, Tướng Westmoreland chính xác đã thúc bách tổng thống làm điều đó", tác giả Beschloss nhấn mạnh.

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã được tiết lộ trong một bức điện tín dài lê thê về trận Khe Sanh, mà Tướng Westmoreland đã gửi cho Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Earle Wheeler vào ngày 3/2/1968.

"Nếu tình hình ở khu phi quân sự thay đổi đáng kể, chúng ta cần chuẩn bị sử dụng các loại vũ khí hiệu quả cao hơn chống lại lực lượng quy mô. Trong những trường hợp như vậy, tôi cho là các công cụ sáng giá cho việc triển khai là vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc các chất độc hóa học", Tướng Westmoreland viết trong một bức điện gửi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Earle Wheeler, vào 3/2/1968.

Trong vòng 4 ngày, Đô đốc Sharp, tư lệnh Thái Bình Dương phúc đáp rằng, ông ta đã nắm được thông tin về "kế hoạch dự phòng cho việc triển khai các vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Khe Sanh/khu phi quân sự" do các tướng lĩnh quân đội soạn thảo tuần trước đó ở Okinawa. Ông tuyên bố, kế hoạch "nghe có vẻ hợp lý về mặt lý thuyết" với một số sửa đổi nhỏ và yêu cầu một kế hoạch hoàn chỉnh trình lên "để có thể vạch ra các kế hoạch hỗ trợ cần thiết".

Ba ngày sau, Tướng Westmoreland viết tiếp một bức thư nữa thông báo ông phê chuẩn kế hoạch.

{keywords}
Ảnh: NYT

Song, tại Nhà Trắng, ông Rostow viết lưu ý gửi tổng thống: "Hiện không có vũ khí hạt nhân ở miền nam Việt Nam. Việc đưa chúng đến đó đòi hỏi thẩm quyền của tổng thống".

Bản lưu ý đã khiến Tổng thống Mỹ nổi giận lôi đình và chỉ trong vòng vài ngày, Đô đốc Sharp, người từng háo hức thực thi kế hoạch, phải ra sắc lệnh dẹp bỏ tất cả.

{keywords}
Tổng thống Johnson (phải) đang họp cùng Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ; Tướng Westmoreland và Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara năm 1967. Ảnh: AP

Không ai trong số các lính thủy đánh bộ Mỹ và những binh lính khác tham gia trận Khe Sanh biết về những diễn biến trên.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc xúc tiến luận tội Tổng thống Bill Clinton, mở đầu hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của ông chủ Nhà Trắng lụy tình.

Ngày này năm xưa: Siêu bão chết chóc tấn công Nhật

Ngày này năm xưa: Siêu bão chết chóc tấn công Nhật

Ngày 27/9/1959, siêu bão Vera tấn công đảo Honshu, Nhật Bản và phá hủy nhiều nhà cửa, làm hơn 5.000 người thiệt mạng.

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày này năm xưa: Án tử cho kẻ ám sát tổng thống Mỹ

Ngày 26/9/1901, tòa án liên bang ở Buffalo, New York, Mỹ đã tuyên án tử hình đối với Leon Czolgosz, một kẻ vô chính phủ đã ra tay ám sát Tổng thống William McKinley.

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Ngày này năm xưa: Bi kịch bà hoàng xinh đẹp lấy vua điên nước Pháp

Cuộc đời Hoàng hậu Pháp Isabeau gắn liền với các âm mưu tranh đoạt quyền lực, cuộc xâm lược của Anh cùng đồn đại về chuyện ngoại tình chị dâu - em chồng.

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày này năm xưa: Mỹ khai màn cuộc chiến chống khủng bố

Ngày 20/9/2001, trong bài phát biểu hùng hồn trước quốc hội, được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống Mỹ Bush công bố "cuộc chiến chống khủng bố" khắp toàn cầu.

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Nữ hoàng sắc đẹp hai lần gây chấn động lịch sử Mỹ

Cách đây 35 năm, Vanessa Williams tạo nên kỳ tích khi trở thành Hoa hậu da màu đầu tiên của Mỹ. Không đầy 1 năm sau, cô lại tiếp tục gây chấn động lịch sử Mỹ.

Bí mật ít biết về hàng không mẫu hạm bay của Mỹ

Bí mật ít biết về hàng không mẫu hạm bay của Mỹ

Cách đây gần 100 năm, Hải quân Mỹ đã cho chế tạo các hàng không mẫu hạm bay độc nhất vô nhị trên thế giới.