- Những bất cập trong chi tiêu và đầu tư công Việt Nam như hiệu quả thấp, kém minh bạch và thiếu sự giám sát đầy đủ... dù được cảnh báo nhưng cải thiện rất chậm. Nỗ lực cải thiện hiệu quả và tăng cường minh bạch chi tiêu công là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền thuế của dân.

Những con số... sốc nặng

Thảo luận về Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn về con số gần 800 tỷ đồng và liệu sau này có phát sinh thành vài ngàn tỷ đồng thì tính sao? Vị Chủ tịch Quốc hội nói thêm: "34.000 tỷ đồng xuống còn 800 tỷ đồng. Tôi sợ quá".

Để đầu tư phát triển, gánh nặng lớn nhất vẫn dồn lên NSNN eo hẹp với nguồn thu chính là thuế. Vì thế, tiết kiệm chi tiêu được đặt ra như một kỷ luật để tránh nguy cơ thâm hụt ngân sách và nợ công cho Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Điển hình, các công trình giao thông thường hay đội vốn. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (tăng 1,6 lần lên hơn 890 triệu USD); Tuyến Metro số 1 TP.HCM (tăng hơn 2,7 lần lên hơn 47 nghìn tỷ đồng); Tuyến metro số 2 giai đoạn 1 (tăng 1,6 lần lên gần 2,2 tỷ USD)... đã khiến cho dự luận sốc nặng. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đầu tư hàng ngàn tỷ vừa mới xây xong đã xuống cấp, kém hiệu quả, lãng phí nhưng việc kiểm tra xử lý không được rốt ráo.

Những năm trước, Việt Nam 'lạm phát' đầu tư công khi hàng loạt công trình được xây dựng khi chưa thực sự cần thiết, thậm chí chưa có nguồn vốn. Tình trạng này buộc Chính phủ phải yêu cầu giãn, hoãn hàng loạt dự án. Thủ tướng đã ra Chỉ thị 1792 về việc không cho phép phê duyệt công trình đầu tư bằng vốn ngân sách nếu chưa có nguồn vốn.

{keywords}

Những bất cập trong chi tiêu và đầu tư công Việt Nam dù được cảnh báo nhưng cải thiện rất chậm.

Tuy nhiên, qua báo cáo KTNN thì kỷ luật này đã bị phá vỡ vì chi sai vẫn tiếp tục. Tổng số vốn đầu tư phát triển từ NSNN 2012 là 180.000 tỉ đồng, chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu vốn là trên 300.000 tỉ đồng.

Trên thực tế, một số thông tin quan trọng như chính sách ngân sách, các báo cáo trước khi lập ngân sách và đề xuất ngân sách của các cấp chính quyền vẫn chưa được công khai cho tới khi ngân sách được thông qua.

Dự toán/quyết toán được công khai nhưng không có thuyết minh làm rõ nên người dân không hiểu. Nội dung thông tin về dự toán, quyết toán ngân sách được thông báo còn quá “phức tạp” chủ yếu là những con số rất ít thuyết minh, phân tích về căn cứ lập dự toán và đánh giá kết quả thực hiện.

Không ít bộ, ngành và địa phương vẫn bố trí vốn, khởi công mới dự án dù không phải là công trình cấp bách hay phân bổ vốn khi chưa có quyết định đầu tư. Trong danh sách có đủ nhiều bộ ngành trung ương, địa phương với cả trăm dự án và hàng ngàn tỷ đồng. Mặc dù đã có yêu cầu tiết kiệm chi tiê nhưng KTNN cho thấy, nhiều tỉnh tiếp tục chi mua sắm ô tô, đi nước ngoài với cón số lên tới hàng chục tỷ đông.

Trong khi đó, việc giám sát đánh giá cũng bị buông lỏng. Bộ KH-ĐT cho biết, từ 2011-2013 chỉ có khoảng 60% số các dự án đầu tư công thực hiện nộp báo cáo giám sát, đánh giá theo quy định, còn lại hàng chục nghìn dự án khác đầu tư mà không giám sát, đánh giá hiệu quả.

Có lẽ vì thế nê việc Việt Nam xin rút đăng cai Asiad 18 rất được hoan nghênh khi nhà lãnh đạo đã lương trước những khó khăn ngân sách hạn hẹp trong khi nguy cơ đội vốn đầu tư vốn thường thấy ở hầu hết các dự án vốn ngân sách lớn

Mới đây, Bộ KH - ĐT đề xuất "xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các DNNN". Điều này ngay lập tức bị đặt câu hỏi. Hàng loạt DNNN sử dụng tiền vốn là ngân sách nhưng làm ăn gây nợ và lỗ lên đến hàng chục ngàn tỷ... nay lại phải lấy thêm tiền ngân sách để xử lý?.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, DN làm ăn thua lỗ lỗi hoàn toàn do DN và DN phải chịu chứ không thể đẩy sang cho người dân được".

Tham vấn cộng đồng về Luật Ngân sách nhà nước cho thấy, trách nhiệm giải trình trong quy trình ngân sách còn chưa rõ ràng trong tất cả các khâu và người dân thường không biết hỏi ai để được làm rõ về các thông tin ngân sách được công khai. Trong khi đó, người dân chưa tham gia một cách thực chất và có hiệu quả vào các quy trình ngân sách. Người dân thường ít tham gia vào việc triển khai các chương trình, dự án mà không có sự đóng góp của nhân dân địa phương.

Tổng hợp các ý kiến chỉ ră rằng, Luật NSNN 2002 đù có quy định về công khai ngân sách nhưng còn chung chung, chưa cụ thể hóa vào quy trình ngân sách, chưa làm rõ nội dung, phạm vi, hình thức và trách nhiệm công khai... Bên cạnh đó, Luật cũng chưa quy định rõ nghĩa vụ giải trình và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ giải trình...

Đáng chú ý, Luật NSNN năm 2002 cũng chưa quy định rõ về sự tham gia trực tiếp của người dân trong các quy trình ngân sách; trong khi đó, thời gian cho việc lập, quyết định dự toán, phân bổ NSNN chưa hợp lý, dẫn đến việc không huy động sự tham gia một cách hiệu quả của người dân.

Bịt kẽ hở

Minh bạch và giám sát chi tiêu công hay chi tiêu tiền thuế của người dân tiếp tục là một vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn, ngân sách hạn hẹp, việc chi tiêu có nhiều lãng phí, kém hiệu quả.

{keywords}

Nỗ lực cải thiện hiệu quả và tăng cường minh bạch chi tiêu công là cách tốt nhất để tiết kiệm tiền thuế của dân.

Theo kết quả khảo sát công khai ngân sách do Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) phối hợp với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) công bố mới đây, chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam tăng từ 14 điểm (2010) lên 19 điểm (2012), nhưng vẫn thấp hơn chỉ số trung bình 43 điểm. Việt Nam đứng trong tốp 30 quốc gia có chỉ số công khai ngân sách thấp nhất trong 100 quốc gia.

TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng, kẽ hở của đầu tư công dẫn tới tình trạng lãng phí và kém hiệu quả chính là do cơ chế phân cấp đầu tư theo kiểu "khoán trắng" cho địa phương. Trung ương không kiểm soát được phần ngân sách phân cấp cho địa. Hầu hết những sai phạm, nhưng chênh lệch chỉ được phát hiện sau một thời gian dài sau đó và không ngăn ngừa được những thất thoát của ngân sách.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã nhấn mạnh, việc phân bổ ngân sách hằng năm phải là một đạo luật do Quốc hội quyết định theo quy trình chặt chẽ, minh bạch, chứ không phải chỉ là một nghị quyết, qua đó giảm cơ chế xin-cho; đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả; thiếu trách nhiệm giải trình;

Chính vì thế, nhiều chuyên gia hy vọng, cùng Luật NSNN, ) và Luật Đầu tư công sau rất nhiều năm chuẩn bị sẽ sớm được ban hành để có thể bitk kín hơn lại các khe hở chính sách trong các quyết định chi tiêu tiền thuế của người dân.

Xuất phát từ tham vấn ý kiến cộng đồng đã có nhiều khuyến nghị về tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động ngân sách theo hướng đơn giản hóa nội dung, trình tự, thủ tục công khai NSNN phù hợp với đối tượng và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc công khai ngân sách.

Luật NSNN sửa đổi cần làm rõ về đối tượng thực hiện công khai bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy trình ngân sách; nội dung và phương thức công khai phải giúp người dân có thể hiểu được, biết được và tham gia được vào các quy trình ngân sách, đặc biệt là bảo đảm sự thuận tiện, dễ tiếp cận và hiệu trong việc tiếp cận thông tin công khai.

Luật NSNN mới cũng cần bổ sung nhiệm vụ "báo cáo, thực hiện công khai, minh bạch NSNN theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan" của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến NSNN

Bên cạnh đó, cần tăng cường trách nhiệm giải trình của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách... trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách...

Theo đó, cần có điều khoản quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân về NSNN. Đặc biệt, cần bổ sung nội dung giải trình về NSNN vào các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các chủ thể có liên quan.

Một vấn đề quan trọng được đề xuất qua tham vấn cộng đồng làn cần tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động ngân sách thông qua việc quy định về phương thức và các biện pháp bảo đảm cụ thể. Cụ thể, cần sửa đổi và bổ sung các quy định định về các biện pháp bảo đảm sự tham gia của người dân vào các quy trình ngân sách.

Tuy nhiên, đi cùng với pháp luật thì đòi hỏi giám sát và minh bạch là một nhân tố quyết định để đảm bảo vốn sử đụng đúng, hiệu quả, công bằng và minh bạch hơn... Điều đó không chỉ gây lãng phí tiền thuế của dân mà còn để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ tương lai.

Mạnh Hà