Trao doi van ban dien tu.jpg
Dự kiến tới năm 2015, hệ thống trao đổi văn bản điện tử kết nối liên thông các cơ quan Nhà nước trên phạm vi cả nước sẽ chính thức hoạt động đồng bộ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

>> Liên thông trao đổi văn bản cho 32.000 cơ quan

>> Trao đổi văn bản điện tử "kẹt" vì thiếu cơ chế

>> Sẽ giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp triển khai hệ thống email quốc gia

>> Phần mềm tích hợp đầu tiên "giải bài toán" lưu trữ

Theo thống kê của Bộ TT&TT về hiện trạng trao đổi văn bản trong các cơ quan Nhà nước (CQNN), số lượng văn bản trao đổi trung bình hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 18.000 văn bản, các tỉnh/thành là 12.700 văn bản, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội - 10.000 văn bản, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố - 1.000 văn bản, các quận, huyện, thị xã - 15.800 văn bản. Tổng số lượng văn bản khoảng 19 triệu/năm. Tổng chi phí để gửi nhận văn bản lên tới 130 tỷ đồng/năm. Thời gian trao đổi trung bình văn bản là 2,5 ngày. Tổng thời gian chờ văn bản từ nơi gửi tới nơi nhận là 1.150 triệu giờ/năm.

Tỷ lệ đơn vị sử dụng chữ ký số cho hệ thống trao đổi văn bản điện tử trong 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 11,76%; trong 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - 4,88%, trong 54 Sở TT&TT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - 8,16%. Đặc biệt, chưa có đơn vị nào trong số 7 tổ chức chính trị, xã hội và 100 sở, quận, huyện, thị xã của các tỉnh đặc trưng trong Quyết định 43/2008/QĐ-TTg triển khai chữ ký số cho hệ thống trao đổi văn bản điện tử.

Các đơn vị sử dụng hệ thống trao đổi văn bản điện tử đang vấp phải một số khó khăn như: thiếu kiến thức về kỹ thuật; khó đào tạo nhân viên; khó tích hợp với hạ tầng CNTT và nghiệp vụ hiện có; thiếu kinh phí nâng cấp, sửa chữa; không thể nâng cấp hoặc mở rộng phần mềm để đáp ứng nhu cầu công việc.

Nhằm giúp các cơ quan Nhà nước khắc phục những khó khăn trên, Bộ TT&TT đề xuất triển khai hệ thống trao đổi văn bản điện tử kết nối liên thông tất cả các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu tới năm 2015, mỗi năm sẽ có khoảng 11,4 triệu văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng văn bản điện tử là một nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị CIO các tỉnh thành phía Bắc vừa diễn ra ở Vĩnh Phúc ngày 19/7.