Tiềm năng gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất lớn và dựa trên những hoạt động khảo sát sàng lọc các dự án điện gió móng cố định và nổi trên mặt nước trong khu vực, tiềm năng kỹ thuật về khai thác công suất điện gió ngoài khơi được xác định là khoảng 160GW.

Tiềm năng này cao hơn rất nhiều lần công suất lắp đặt trong năm 2011 tại châu Âu và tương đương một phần đáng kể nhu cầu dự kiến đến 2050 của điện gió ngoài khơi châu Âu. Con số tiềm năng này được tính toán dựa trên các nguồn dữ liệu đã được công bố cho các khu vực cách bờ từ 5km đến 100km2.

Ngoài ra, chỉ những khu vực có tốc độ gió cao hơn 7m/s ở độ cao 100m trên mặt nước biển mới được xem xét. Mặc dù những kết quả này cần được tinh lọc bằng việc bổ sung các dữ liệu đầu vào có tính đến các lợi ích quân sự và khai thác dầu khí, chúng ta vẫn nhận thấy được triển vọng của danh mục dự án và công suất khai thác tiềm năng tại Việt Nam.

{keywords}
Điện gió ngoài khơi mở rộng cơ hội phát triển kinh tế biển tại Việt Nam (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Viện Năng lượng đã thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, giai đoạn một nghiên cứu đề xuất xếp hạng các vị trí trang trại điện gió ngoài khơi tiềm năng tại Việt Nam. Các vị trí tiềm năng được lựa chọn được khảo sát kỹ hơn về chi phí đầu tư nối lưới và tối ưu hóa quy hoạch phát triển nguồn phát tới năm 2030.

Nghiên cứu đưa ra những hiểu biết ban đầu về các vị trí nối lưới và chi phí truyền tải điện liên quan đến từng dự án, trong số 24 trang trại điện gió ngoài khơi. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ quá trình xếp hạng LCOE cho các địa điểm phát triển điện gió ngoài khơi tiềm năng. Và để có thể so sánh các địa điểm, mỗi địa điểm điện gió được giả định có một công viên điện gió với quy mô công suất ban đầu là 500MW.

Với tổng công suất lắp đặt các nguồn điện là 55GW và tiêu thụ điện năng tăng trưởng trung bình ở mức 10%/năm trong thập kỷ qua, Việt Nam hiện đang xây dựng Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia (QHĐ8) với cơ cấu công suất nguồn điện mới.

Việt Nam có nguồn gió ngoài khơi dồi dào và tiềm năng công suất lớn từ các dự án điện gió móng cố định và lắp nổi trên mặt nước. Các khu vực có thể phát triển khai thác đều có vị trí nằm gần bờ, gần các trung tâm đông dân cư, và ở trong các khu vực biển tương đối nông.

Đánh giá từ kết quả nghiên cứu của BVGA (công ty tư vấn chiến lược năng lượng tái tạo BVG Associates) và Ts. Dư Văn Toán (Viện nghiên cứu biển và hải đảo) cho thấy, Việt Nam có cơ hội sử dụng nguồn tài nguyên này để đáp ứng gần 30% nhu cầu điện vào năm 2050, và ngành công nghiệp điện gió sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong những năm sau đó.

{keywords}

Nhận thấy tiềm năng điện gió ngoài khơi, Chính phủ Việt Nam đã triển khai áp dụng giá điện nối lưới FiT vào năm 2018 ở mức 2.223VNĐ/kWh (tương đương ~88 EUR/MWh), đây là giá FiT cao thứ hai mà Việt Nam đưa ra, chỉ thấp hơn giá điện từ xử lý rác thải đô thị là ~92EUR/MWh.

Những cơ chế hỗ trợ khác dưới hình thức ưu đãi thuế - như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và phí thuê đất – song song với tăng phí bảo vệ môi trường cũng được áp dụng, nhằm hỗ trợ triển khai phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Nguồn gió phong phú và tiềm năng của một số lượng lớn các dự án điện gió đang chuẩn bị triển khai chắc chắn đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, một loạt thách thức bao gồm: chưa có khung pháp lý hỗ trợ, thủ tục cấp phép phức tạp và hợp đồng mua bán điện không có khả năng vay vốn ngân hàng, đã cản trở quá trình khởi động của ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Kinh nghiệm từ những thị trường điện gió ngoài khơi phát triển cho thấy, việc quản lý và cân bằng hệ thống có tích hợp nguồn năng lượng tái tạo và điện gió với tỉ trọng lớn là khả thi.

Điệp Lưu

Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng ở Việt Nam

Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng ở Việt Nam

Nhiều giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ trong việc tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là đối với các tòa nhà cao tầng, căn hộ, khách sạn, trung tâm thương mại ở Việt Nam.