Tốc độ tăng trưởng ấn tượng

SaaS một dạng dịch vụ cho phép người dùng sử dụng phần mềm thông qua kết nối Internet được coi là bước tiến dài của công nghệ phần mềm. 

Trong 2 năm gần đây, SaaS được xem là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cực kỳ ấn tượng. 
 
BCC Research đã từng đưa ra dự báo trong báo cáo Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022 rằng lĩnh vực công nghệ với mô hình SaaS sẽ đạt 223,7 tỷ USD vào năm 2022 và hơn 571,9 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 20,6% trong giai đoạn 2022-2027.

Xu hướng mới của SaaS trong tương lai gần là tích hợp các ứng dụng phần mềm nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Decision Support Systems, một trong những giá trị hữu ích nhất mà SaaS tạo ra được cho doanh nghiệp chính là việc tiết kiệm tài chính thông qua việc sử dụng và đăng ký với chi phí hợp lý.

Một nhận định khác từ nghiên cứu thuộc Đại học Bolton (Vương quốc Anh), ngoài tiết kiệm chi phí, SaaS còn tạo ra giá trị thông qua hạn chế lãng phí nguồn lực (nhân sự, tài sản,...).

Sự bứt phá của SaaS tại thị trường Việt Nam

Theo Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á, một đánh giá về mức độ sẵn sàng khi ứng dụng điện toán đám mây tại thị trường Việt Nam được thực hiện năm 2020 chỉ đạt 46.2/100 điểm.

Tuy nhiên, sự tác động của dịch Covid-19 đã giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường điện toán đám mây. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông dự báo, đến năm 2025 thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và tốc độ tăng trưởng 30 - 40%. Con số này cho thấy, các doanh nghiệp ngày một quan tâm vào ứng dụng Điện toán đám mây nói chung và SaaS nói riêng, đây hứa hẹn là một thị trường tiềm năng và sẽ có nhiều doanh nghiệp nội địa đầu tư hơn.

Với những con số thống kê từ hàng loạt báo cáo từ trong và ngoài nước, Việt Nam đang là một “mảnh đất” màu mỡ với lĩnh vực Điện toán đám mây nói chung và SaaS nói riêng.

Dù mức độ sử dụng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực mà thị trường nội địa của lĩnh vực này có thể đáp ứng (với tỉ lệ chiếm lĩnh nằm ở mức 20% so với các doanh nghiệp nước ngoài), nhưng những năm gần đây, hàng loạt startup nội địa đã bước chân vào mô hình này.

Điển hình là ASHAVI, một nhà cung cấp thế hệ mới, giải quyết các vấn đề về nghiên cứu thông qua công nghệ. ASHAVI đem tới một nền tảng online cung cấp các hình thức nghiên cứu thị trường, nội bộ doanh nghiệp với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả nguồn lực.

Mô hình SaaS áp dụng cho nghiên cứu thị trường của ASHAVI: https://ashavi.com/ là một giải pháp giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ người tiêu dùng và liên tục theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng để có những hành động thích hợp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

“Nếu thị trường là biển lớn thì ASHAVI kỳ vọng là phương tiện di chuyển bền vững và chất lượng của doanh nghiệp. Như một chiếc tàu có đầy đủ vật dụng và tiện nghi nhưng lại có chi phí đóng tàu vừa túi, ASHAVI sẽ đưa doanh nghiệp ra khơi, vượt qua sóng dữ để vươn xa hơn” - đại diện ASHAVI kỳ vọng.

Lệ Thanh