Thoả thuận gặp phải một số rào cản pháp lý với việc Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) tuyên bố khởi kiện để ngăn chặn vụ thâu tóm diễn ra, hồi tháng 12 năm ngoái. Cùng với đó, thương vụ mua lại này còn nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng Anh và châu Âu do lo ngại giá cả bị đẩy lên cao và làm giới hạn sự đổi mới cùng sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

{keywords}
 

Thương vụ được lên kế hoạch để Nvidia kiểm soát ARM, công ty sở hữu những bằng sáng chế kiến trúc điện toán của các hãng bán dẫn đang sản xuất vi xử lý cho các thiết bị như điện thoại thông minh. Giá trị của vụ mua bán được xác định trên giá cổ phiếu Nvidia, ước tính lên tới 80 tỷ USD.

Hiện các bên chưa đưa ra bình luận chính thức về vụ việc.

Tháng 12/2021, FTC lập luận rằng vụ mua bán nếu thành công, sẽ tác động tiêu cực tới thị trường vi xử lý còn non trẻ cho xe tự hành cũng như mạng lưới mới về chip.

Trong khi đó, đại diện Nvidia, khi được hỏi về tương lai của thoả thuận, cho biết công ty tin rằng việc mua lại “sẽ tạo ra cơ hội cho ARM phát triển, cùng với đó là gia tăng cạnh tranh và đổi mới sáng tạo”.

Vinh Ngô (Theo Reuters)

Thương vụ 40 tỷ USD giữa Nvidia và ARM có nguy cơ đổ bể

Thương vụ 40 tỷ USD giữa Nvidia và ARM có nguy cơ đổ bể

Theo nguồn tin của Bloomberg, Nvidia đang âm thầm từ bỏ vụ mua lại nhà thiết kế chip ARM từ tay tập đoàn SoftBank do không có hi vọng gì để được nhà chức trách chấp thuận.