{keywords}
{keywords}

Sự căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đã lên tới cực điểm trong năm 2017. Bình Nhưỡng liên tục thử hạt nhân và tên lửa bất chấp việc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích và bao vây cấm vận. Cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng vô cùng gay gắt và nhiều lúc tưởng chừng đã đẩy hai nước tới bờ vực chiến tranh.

Tháng 9/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Nếu Mỹ buộc phải bảo vệ mình và đồng minh thì sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá hủy hoàn toàn Triều Tiên". Ông thậm chí còn gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là "Người tên lửa". Đáp trả, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lên tiếng cảnh báo Tổng thống Trump sẽ phải "trả giá đắt" vì đe dọa phá hủy Triều Tiên.

{keywords}

Tuy nhiên, bước sang năm 2018, tình trạng này đột ngột thay đổi, khi Triều Tiên liên tiếp có những động thái hạ nhiệt căng thẳng. Trước hết, nước này "làm lành" với Hàn Quốc bằng cách cử đoàn tham gia Thế vận hội Mùa Đông và có nhiều hoạt động tích cực cải thiện quan hệ với miền Nam.

Vào tháng 2, nước này thông báo với Hàn Quốc rằng sẵn sàng đàm phán với Mỹ. Tới tháng 3, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý gặp Kim Jong Un để tìm kiếm một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân. Đây là một dấu hiệu rõ ràng để cải thiện mối quan hệ Mỹ-Triều và là cuộc gặp lịch sử được cả thế giới mong đợi.

Trong vòng một tháng sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết cụ thể hơn rằng ông sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6, với "2 hoặc 3 địa điểm" được cân nhắc cho cuộc gặp. Và đến ngày 10/5, Bộ Ngoại giao Singapore xác nhận nước này sẽ là chủ nhà tổ chức cuộc gặp Trump - Kim vào ngày 12/6.

{keywords}

Trong khoảng thời gian quan trọng này, sự kiện thu hút sự chú ý của toàn thế giới là hội nghị thượng đỉnh lịch sử Hàn - Triều vào ngày 27/4, khi ông Kim Jong Un bước qua ranh giới ngăn cách hai bên để sang miền Nam gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Hội nghị đạt nhiều kết quả tích cực, mở đường thuận lợi hướng tới hội nghị Mỹ - Triều.

Đường tới hội nghị Mỹ - Triều lại bất ngờ gặp sóng gió, khi Triều Tiên dọa rút khỏi hội nghị thượng đỉnh, lên án Mỹ bằng những ngôn từ gay gắt. Ngày 24/5, Tổng thống Trump thông báo hủy cuộc gặp. Tuy nhiên, sau đó Triều Tiên tuyên bố vẫn sẵn sàng đàm phán và ông Trump cũng đảo ngược những gì tuyên bố trước đó, cho biết cuộc gặp thượng đỉnh vẫn diễn ra.

{keywords}

Hiểu rõ thời điểm để nắm bắt cơ hội hóa giải xung đột, cả Mỹ và Triều Tiên đã thực hiện một loạt hành động ngoại giao tích cực, dù vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng. Nổi bật là chuyến đi tới Bình Nhưỡng của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để họp chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh. Kết thúc chuyến đi, ông Pompeo về nước cùng với ba công dân Mỹ được Triều Tiên trả tự do.

Việc Triều Tiên phóng thích ba tù nhân Kim Dong-chul, Kim Hak-song và Kim Sang-duk - những người Mỹ cuối cùng bị phía Triều Tiên giam giữ - đã phát đi một thông điệp tích cực cho thấy chính quyền ông Kim Jong Un nghiêm túc hướng đến mục tiêu chấm dứt nhiều thập niên đối đầu với Mỹ và đồng minh. Đây cũng được xem là hành động cụ thể đầu tiên của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ với Washington, kể từ sau khi ông Trump nhậm chức.

{keywords}

Tiếp đó, Triều Tiên tiếp tục chứng tỏ quyết tâm thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa bằng cách tháo dỡ bãi thử hạt nhân duy nhất Punggye-ri, nơi từng diễn ra 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 của nước này. Nhiều nhà báo nước ngoài đã được mời đến chứng kiến tận nơi. Hành động này tiếp tục được đánh giá nhằm hạ nhiệt căng thẳng.

Song song với các hoạt động chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có các chuyến thăm liên tiếp tới Trung Quốc và Hàn Quốc – vốn là điều chưa từng có kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2011. Các động thái ngoại giao này được đánh giá cao và mang lại hiệu quả rõ rệt, với các mối quan hệ của Triều Tiên với bên ngoài được cải thiện nhanh chóng.

{keywords}

Các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang diễn ra. Đại diện hai bên tiến hành các cuộc gặp gỡ họp bàn công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Hai nước đều chứng tỏ tinh thần nghiêm túc hướng đến giải giáp hạt nhân, chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chứng kiến các nỗ lực của các bên, giới quan sát bày tỏ sự tin tưởng rằng, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có nhiều triển vọng sẽ thành công.

Chưa hết, trước các động thái tích cực của Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên, nhiều quốc gia cũng đã thể hiện sự ủng hộ dành cho hội nghị Mỹ - Triều.

Đầu tháng 5, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Bình Nhưỡng, còn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có cuộc gặp trực tiếp lần 2 với ông Kim Jong Un. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đã đến Triều Tiên. Trong khi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ đến Washington ngày 7/6 để thảo luận với Tổng thống Donald Trump về cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

{keywords}

Các chuyên gia cho rằng hội nghị thượng đỉnh tại Singapore là một thắng lợi về mặt ngoại giao của Tổng thống Trump, giữa lúc các chính sách đối ngoại của ông chủ Nhà Trắng đang bị chỉ trích kịch liệt. Một điểm thấy rõ là cả ông Trump và ông Kim đều muốn đi vào lịch sử, với hình ảnh hai nguyên thủ Mỹ - Triều bắt tay nhau ở Singapore, hứa hẹn đem lại hòa bình không những cho khu vực mà cho cả thế giới.

Riêng với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, dù chưa rõ kết quả hội nghị ra sao nhưng việc Mỹ chấp nhận đối thoại trực tiếp là một thành tựu lớn, đẩy lùi mối đe dọa tấn công phủ đầu từ Mỹ. Bên cạnh đó, nó chứng tỏ Triều Tiên thực sự là một quốc gia nguyên tử, mang lại thế mạnh lớn cho Bình Nhưỡng trên bất kể bàn đàm phán nào. Nó cũng mở ra cơ hội cho Triều Tiên thoát khỏi cấm vận của quốc tế, bởi phát triển kinh tế là một trọng tâm mà ông Kim Jong Un hướng đến cùng với phát triển vũ khí hạt nhân.

{keywords}

Chuyên gia Siegfried Hecker, từng là giám đốc phòng thí nghiệm Los Alamos của chính phủ liên bang Mỹ ở New Mexico và đã 4 lần tham quan các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, cho rằng tiến trình giải trừ hạt nhân của Triều Tiên có thể mất rất nhiều năm.

{keywords}
NHỮNG MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG CỦA THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU

Tháng 2/2018, Triều Tiên đã bất ngờ thông báo với Hàn Quốc rằng nước này "hoàn toàn sẵn sàng" đàm phán với Mỹ.

Ngày 3/3, Triều Tiên bày tỏ mong muốn đàm phán với Mỹ trên cơ sở bình đẳng. Ngày 8/3, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để tìm kiếm một thỏa thuận về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới. Ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện chỉ có "2 hoặc 3 địa điểm" được cân nhắc cho cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.

Ngày 6/5, Bình Nhưỡng bất ngờ lên tiếng chỉ trích cái gọi là những tuyên bố "sai lầm" nói rằng chính sách gây sức ép chính trị tối đa và trừng phạt của ông Trump khiến Triều Tiên phải đến bàn đàm phán.

Ngày 9/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Triều Tiên để họp chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh. Kết thúc chuyến đi, ông Pompeo về nước cùng với ba công dân Mỹ được Triều Tiên trả tự do.

Ngày 10/5, truyền thông Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bày tỏ lạc quan về cuộc gặp sắp tới với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là thông tin đầu tiên về phản ứng của Triều Tiên liên quan đến cuộc gặp thượng đỉnh sắp diễn ra. 

Ngày 13/5, truyền thông Triều Tiên đưa tin rộng rãi về quyết định của Bình Nhưỡng đóng cửa bãi thử hạt nhân của nước này. Ngày 17/5, Tổng thống Trump khẳng định sẽ không tìm cách áp dụng cái gọi là "mô hình Libya" với Triều Tiên. 

Ngày 21/5, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho rằng vấn đề Triều Tiên đã đạt được tiến triển, song Washington không loại trừ lựa chọn quân sự.

Ngày 24/5, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui cho rằng, tương lai của hội nghị thượng đỉnh phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời lên án Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence so sánh Triều Tiên với Libya. Cùng ngày, Triều Tiên đã dùng thuốc nổ đánh sập ba trong 4 đường hầm dẫn vào bãi thử hạt nhân được cho là duy nhất của nước này trước sự chứng kiến của các phóng viên quốc tế.

Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để hủy cuộc họp thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới ở Singapore. Theo Nhà Trắng, trong bức thư, Tổng thống Mỹ gọi đó là "cơ hội bị bỏ lỡ" và đây là "thực sự là khoảnh khắc buồn trong lịch sử".

Ngày 25/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn có khả năng diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Trước đó cùng ngày, ông Trump đã thể hiện thái độ tích cực trước việc Triều Tiên tuyên bố vẫn để ngỏ đối thoại.

Ngày 4/6, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau vào lúc 9h sáng 12/6 tại Singapore.

Bài viết: Thanh Hảo - Đồ họa: Diễm Anh