- Bạn có thể ăn những loại thực phẩm đi kèm với chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch để của cơ thể:
- Húng quế: Ăn lá húng quế vào buổi sáng sớm có thể giúp tăng mức độ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
- Nấm: Nấm có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh sốt xuất huyết.
- Hải sản tươi sống: Hải sản, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi và mực là nguồn tuyệt vời của axit béo Omega-3, có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi bất kỳ loại nhiễm trùng nào.
Các loại cá giàu axit béo Omega-3 có chứa hợp chất giúp giảm viêm có hại trong cơ thể. Viêm mạn tính ngăn cản chức năng của hệ miễn dịch, đồng thời có thể góp phần làm cho cảm lạnh và cúm cũng như các bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại hàu, trai, ốc, tôm rất giàu kẽm, khoáng chất rầt cần thiết giúp chống cảm lạnh rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hàu, trai, tôm có chứa nhiều chất kẽm hơn bất kỳ thực phẩm nào khác, nhưng không nên ăn tái sống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Sữa chua: Một trong những nguồn tốt nhất của probiotic là sữa chua. Sữa chua giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn mà có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Tỏi: Tỏi rất giàu hợp chất allicin, giúp bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Do vậy, hãy thêm tỏi vào những món ăn hàng ngày.
- Cà rốt: Một trong những nguồn tốt nhất của beta-carotene, cà rốt giúp kích thích các tế bào và kháng thể và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm.
- Rau xanh: Rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp thúc đẩy khả năng miễn dịch. Hãy bổ sung các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, rau diếp, rau mùi và bạc hà vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.
- Cam: Cam là nguồn tuyệt vời của vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch cũng như bảo vệ cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm.
- Đinh hương:Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác là đinh hương. Đinh hương giúp tăng khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa các bệnh khác nhau bao gồm sốt xuất huyết.
- Thực phẩm giàu protein: Mùa lạnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt lợn, gà, vịt... để kích thích sản sinh nhiệt tốt, nâng cao thể trạng, phòng chống viêm nhiễm, cảm lạnh tốt hơn các thực phẩm khác song cần chọn protein ít béo như các loại thịt nạc, gia cầm,... nhằm tránh nạp quá nhiều chất béo và calo. Ngoài ra cần ăn nhiều thực phẩm giàu iốt là nguyên liệu chính tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp. Hoóc-môn tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sản sinh ra nhiệt, chống cảm lạnh, nâng cao thể trạng. Các thực phẩm giàu iốt như rong biển, tôm, cua, sò, hến, hạt vừng đen,...
Sử dụng các loại thực phẩm trên hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh truyền nhiễm một cách tốt nhất.
Thành Luân (tổng hợp)
Bệnh viện kết hợp trường học tuyên truyền chống sốt xuất huyết
Để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết (SXH), đầu năm học mới 2017, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã thiết kế tờ rơi với màu sắc và hình ảnh bắt mắt, hướng dẫn cách phòng chống SXH tới các trường tiểu học tại Hà Nội.
Mách bạn cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Bạn có thể nghiên cứu cách theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo một số gợi ý.
Các xét nghiệm cần làm để phát hiện sớm sốt xuất huyết
Với 41 năm kinh nghiệm, PGS. TS Trịnh Thị Ngọc - chuyên khoa Truyền nhiễm, BV Đa khoa MEDLATEC, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ những xét nghiệm cần thiết phải làm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sốt xuất huyết.