Mức lương, phụ cấp và hoạt động phí của các đối tượng được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2018.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
Theo dự thảo đối tượng áp dụng gồm: Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền; cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định nêu trên, công thức tính mức lương như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Công thức tính mức phụ cấp đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở như sau:
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư này cũng áp dụng đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 1/7/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định.
Dự thảo nêu rõ, mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại Thông tư này được tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2018.
(Theo Người lao động)
Chi tiết quy định tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2018
Từ ngày 1/1/2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đồng đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Từ 1/7/2018: Đồng loạt tăng lương, lương hưu và trợ cấp
Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ chính thức được điều chỉnh tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, tức tăng 90.000 đồng/tháng.
Hôm nay 15/8, 8 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp
Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng có hiệu lực từ ngày 15/8. Theo đó, quy định sẽ giúp tăng 7,44 % lương hưu và trợ cấp cho 8 nhóm đối tượng.
Vì sao đề xuất tăng lương tối thiểu 370.000-450.000 đồng?
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn giữ quan điểm tăng lương tối thiểu năm 2018 từ 370.000 - 450.000 đồng, tương ứng với 13,3% so với mức lương tối thiểu năm 2017.
Thông tin về tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Rất nhiều bạn đọc thắc mắc liên quan đến việc có được truy lãnh lương hưu, trợ cấp BHXH khi tăng lương cơ sở, cách tính chế độ BHXH một lần và quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ khi nghỉ việc trái luật.
Lấy tiền đâu để tăng lương cho công chức?
Để có tiền tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, nguồn kinh phí sẽ được sử dụng từ nhiều nguồn, song có sự khác nhau giữa Trung ương và địa phương, giữa địa phương tự chủ được tài chính và các địa phương nghèo.
Chủ tịch Hội đồng Tiền lương nói về tăng lương năm 2018
Thứ trưởng LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp kiêm Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 sẽ đảm bảo hài hòa giữa người lao động và chủ sử dụng.