- Ít ai nghĩ rằng, ở Việt Nam lại tồn tại những nghề mưu sinh độc, lạ nhưng cũng cho thu nhập khá hấp dẫn như săn gián đêm, ngồi cho muỗi đốt, bồng heo thuê, bán nước biển, buôn lá tre...

Nghề săn gián đêm

Con gián - vốn là loài côn trùng hôi hám, ai thấy cũng tránh xa - lại đang là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội. Sau khi bắt xong, họ bán gián cho những “cần thủ”, làm mồi câu cá chim, cá tra, cá bông lau,...

{keywords}

Dụng cụ bắt gián của vợ chồng ông Khanh

Đặc biệt, có những người đã dành gần nửa đời người bắt gián mỗi đêm để mưu sinh như vợ chồng ông Khanh (ngụ ở quận 11, TP.HCM). Từ lời khuyên một người quen bán lưỡi câu, vợ chồng ông Khanh bắt đầu nghĩ đến chuyện bắt gián kiếm tiền, một nghề với số vốn gần như bằng không. Tuy nhiên, thu nhập từ nghề này cũng khá bấp bênh.

Nghề ngồi cho muỗi đốt

Đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân.

{keywords}

Tình nguyện viên ngồi cho muỗi đốt.

Dự án nhằm đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa).

Nghề bồng heo thuê

Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán heo lớn nhất Việt Nam. Ở đây, có những phụ nữ làm công việc “độc nhất vô nhị”, đó là bồng heo thuê. Mỗi lần bồng một con heo, họ được trả 500-1.000 đồng tiền công.

{keywords}

Những phụ nữ làm công việc bồng heo thuê.

Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo.

Lúc nghề bồng heo thuê chưa ra đời, mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Vì thế, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần hình thành và phổ biến rộng rãi.

Bán nước biển giữa Sài Gòn

Hơn 30 năm qua, người phụ nữ được mọi người gọi bằng cái tên thân mật là dì Đẹp (66 tuổi, TP.HCM) đã mưu sinh với nghề buôn bán... nước biển để bảo quản hải sản. 

{keywords}

Đại lý bán nước biển của dì Đẹp.

Nói về cái nghề có một không hai này, dì Đẹp cũng không ngờ rằng mình lại theo đuổi nó đến tận bây giờ. Chồng dì là người con của biển, nên đánh bắt cá là công việc chính để mưu sinh. Thời điểm đó dì cùng chồng đánh bắt cá đem lên Sài Gòn bán, đồng thời có mang theo ít nước biển để trữ cho hải sản được tươi sống, dễ bán hơn. Thấy thế, nhiều khách hàng đã mua nước biển về bảo quản tôm, cua, cá,.. để bán lâu hơn. Về sau, phong trào mua nước biển để bảo quản hải sản càng nở rộ hơn nên dì cũng bán luôn cho đến bây giờ.

Buôn lá tre kiếm tiền

Tưởng rằng không có tác dụng gì ngoài việc để đốt, nhưng những chiếc lá tre đã giúp nhiều gia đình ở Mỹ Đức (Hà Nội) và Đoan Hùng (Phú Thọ) kiếm hàng chục triệu, thậm chí là tiền tỷ mỗi năm.

{keywords}

Gia đình bà Triệu kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ lá tre.

Gia đình bà Đặng Thị Triệu, một hộ nghèo ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội đã có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng từ việc buôn bán loại lá này.

Theo bà Triệu, lá tre sinh trưởng, phát triển tốt nên chẳng mấy khi thiếu hàng. Hiện giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tươi là 7.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100-200 tấn lá tre. Ngoài xuất sang Đài Loan, lá tre còn thu hút một số đầu mối ở Nhật Bản, thu mua lá tre qua chế biến công nghệ cao để gói bánh.

Nghề săn kiến nhọt độc

Mưu sinh bằng nghề săn kiến nhọt độc thoạt nghe đã thấy rất lạ nhưng ít ai biết đây là một trong những nghề đem lại tiền triệu mỗi ngày cho một số người dân ở Định Quán, Đồng Nai. Kiến nhọt độc là loại kiến có khả năng săn bắt bọ cạp rất tốt, vì thế người dân bắt loại kiến này về để bán kiếm tiền.

{keywords}

Người bắt kiến nhọt này chỉ cần dùng bông cỏ mềm làm cần câu.

Kiến nhọt sống ở những hang sâu trong các khu rừng đất đỏ, rẫy cao su,... nên việc săn bắt phải khéo léo. Mỗi kg kiến nhọt có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng. Mỗi ngày, mỗi người có thể bắt trung bình 5kg kiến. Vào mùa mưa, côn trùng sinh nở nhiều nên có ngày đạt 9,7 kg. Mỗi tháng, một cặp vợ chồng có thể thu nhập từ nghề này từ 15-30 triệu đồng.

Lấy “nước thiêng”

Lấy “nước thiêng” không còn là một công việc bình thường nữa mà được coi là “nghề vip” của người dân Phú Thọ thời gian gần đây.

{keywords}

Theo lời truyền tai của người dân quanh khu vực này, nguồn nước tại ngã ba sông Lô - Đà - Hồng tại Phú Thọ rất “thiêng” và không phải ai cũng có thể lấy được nước này. Người đó phải có tâm trong sáng, không vụ lợi,...

Vì vậy, người lấy “nước thiêng” có thể thu về bạc triệu mỗi ngày vì số tiền khách trả cho “nước thiêng” tùy thuộc vào tâm linh mỗi người, không có giá cả cụ thể.

Nghề bóc dây điện

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết có một bộ phận người Việt Nam sống nhờ công việc “xẻ thịt” dây điện. Bởi những khi có đợt thay dây điện, viễn thông, từng bao tải lớn được những người dân ve chai ở Sài Gòn mua hoặc nhặt về chất đầy nhà, bên đường để "mổ" dần.

{keywords}

Một số người sống nhờ công việc “xẻ thịt” dây điện.

Những người làm việc này chủ yếu là phụ nữ. Mất gần tuần, một người mới kiếm được khoảng 100kg dây đồng.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)