Trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, có thể kể đến là: Thái, H’Mông, Dao, Kinh, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Mường, Cơ Ho, Hoa, Pà Thẻm, Tu Dí, Lô Lô, Bố Y, Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, Phù Là, Chứt… Trong đó, dân tộc Thái, H’Mông, Tày, Nùng, Dao có số lượng nhiều hơn đáng kể so với các dân tộc khác.
Trước phân giới cắm mốc, hai nước có 15 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu quốc tế. Có hai tuyến đường sắt. Đường sắt Nam Ninh-Hà Nội dài 418 km. Đoạn Lạng Sơn-Bằng Tường hoàn thành tháng 6/1993 và đưa vào hoạt động 1995. Đoạn Vân Nam-Việt Nam do Pháp xây từ 1910, bắt đầu từ Hải Phòng đến Côn Minh qua Hà Nội. Đoạn Côn Minh-Hà Nội dài 761 km. Đoạn này được mở lại vào tháng 4/1997.
Sau phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đầu tư, cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng biên giới. Hai bên đồng ý mở và nâng cấp 21 cặp cửa khẩu biên giới.
Trên cơ sở làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai Tổng Bí thư đã ra tuyên bố sẽ cùng chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược, đây là điều có ý nghĩa lịch sử to lớn và trở thành cột mốc mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.
Năm 2023, các khu/tỉnh của hai nước đã triển khai thực hiện hiệu quả kết quả Hội nghị đầu Xuân năm 2023, thực hiện các nhận thức chung quan trọng đã đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước, tiếp tục đi sâu hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành quả tích cực, qua đó tiếp tục đóng góp quan trọng cho sự ổn định, phát triển lâu dài và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc lên một tầm cao mới.
Trong năm 2024, Quảng Tây sẵn sàng cùng 4 tỉnh biên giới Việt Nam triển khai triệt để các nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được; thực hiện sâu sắc quan điểm “thân thiện, chân thành, cùng có lợi và bao dung," lấy mục tiêu “Sáu hơn” làm định hướng, tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực để xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam.
Tất cả các bên tham gia hội nghị đã có những trao đổi thẳng thắn và sâu sắc, tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả hợp tác trong năm qua, đồng thời đưa ra những ý kiến, đề xuất phương hướng trong các công việc tiếp theo.
Các bên nhất trí Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng hữu nghị, lý tưởng tương đồng…; là hàng xóm tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt. Trung Quốc và Việt Nam có ưu thế đặc thù trong xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa."
Hai bên cần kế thừa tình hữu nghị truyền thống được vun đắp bởi thế hệ lãnh đạo tiền bối, cùng nhau xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai, đi theo con đường hiện đại hóa của mỗi nước, thực hiện cùng có lợi, cùng tươi đẹp, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Các bên cũng nhất trí, trong bối cảnh hợp tác hữu nghị ngày càng sâu sắc giữa hai nước, hợp tác thiết thực giữa 5 địa phương có tiềm năng, không gian rộng lớn; sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “16 chữ” và tinh thần “Bốn tốt," thực hiện nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được, tập trung vào mục tiêu “Sáu hơn;" tiếp tục tăng cường trao đổi cấp cao, gia tăng hợp tác thực chất trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, kết nối thông suốt, giao lưu nhân văn, quản lý biên giới.