Thư đề ngày 23/2/1974, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 19 của Steve Jobs và hơn 2 năm trước khi ông và Steve Wozniak đồng sáng lập Apple. Bonhams đã mô tả đây là bức thư viết tay đầu tiên của Steve Jobs được bán đấu giá.

Jobs đã bắt đầu bức thư bằng cách trả lời một số thư từ trước đó của Brown, viết bằng chữ thường: "Tôi đã đọc thư của bạn nhiều lần/tôi không biết phải nói gì. Nhiều buổi sáng đã đến và đi/người đến và đi/tôi đã yêu và tôi đã khóc nhiều lần/bằng cách nào đó, mặc dù, bên dưới tất cả nó không hề thay đổi – bạn hiểu chứ?".

Thư viết tay năm 19 tuổi của Steve Jobs được đấu giá khởi điểm từ 300.000 USD - Ảnh 1.

Brown và Jobs học cùng tại trường trung học Homestead ở Cupertino, California, nơi Apple hiện đặt trụ sở chính. Hai người bạn vẫn giữ liên lạc trong suốt cuộc đời của họ cho đến khi Jobs qua đời vào năm 2011, theo hồ sơ LinkedIn của Brown.

Trong thư, Jobs tâm sự với Brown rằng ông đang tiết kiệm tiền cho một chuyến đi đến Ấn Độ. Nói là làm, Jobs đã dành bảy tháng ở Ấn Độ vào cuối năm đó, tìm kiếm sự giác ngộ về tâm linh, trước khi trở lại Thung lũng Silicon với cái đầu cạo trọc theo phong cách của một nhà sư.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Jobs bắt đầu ngồi thiền và thử nghiệm các loại thuốc gây ảo giác. Người đồng sáng lập Apple sau đó nói với nhà viết tiểu sử Walter Isaacson rằng ảo giác giúp "củng cố ý thức của tôi về điều quan trọng – tạo ra những điều tuyệt vời thay vì kiếm tiền, đưa mọi thứ trở lại dòng chảy của lịch sử và ý thức con người nhiều nhất có thể".

Thư viết tay năm 19 tuổi của Steve Jobs được đấu giá khởi điểm từ 300.000 USD - Ảnh 2.

 

 Bản chụp bức thư của Steve Jobs. Ảnh: Bonhams

Tất nhiên, Jobs "sẽ" kiếm được rất nhiều tiền. Khi qua đời vào năm 2011, Jobs có tài sản ròng ước tính 8,3 tỷ USD. Ngày nay, giá trị thị trường của Apple đang là gần 2,5 nghìn tỷ USD.

Jobs kết thúc bức thư gửi cho Brown bằng câu: "Tôi sẽ kết thúc bằng cách nói rằng tôi thậm chí không biết bắt đầu từ đâu". Sau đó, Jobs ký tên bằng cụm từ "shanti" có nghĩa là "hòa bình" trong tiếng Phạn, trước khi ký tên của mình ở cuối trang.

Adam Stackhouse, giám đốc lịch sử kinh doanh khoa học và công nghệ của Bonhams, cho biết trong một tuyên bố tuần trước: "Bức thư này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về quá trình chuyển biến tinh thần của một trong những nhà sáng tạo và doanh nhân vĩ đại nhất thế giới".

(Theo NĐH)

Bài diễn văn nhiều người xem nhất thế giới của Steve Jobs

Bài diễn văn nhiều người xem nhất thế giới của Steve Jobs

Vì sao bài diễn văn năm 2005 của Steve Jobs tại Đại học Stanford (Mỹ) lại được xem nhiều tới vậy? Riêng trên YouTube, nó thu hút gần 40 triệu lượt xem.