Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, cơ quan quản lý tiền tệ cũng được yêu cầu phải có các giải pháp kịp thời, phù hợp để duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

{keywords}
 

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

Trước đó, trong cuộc đến thăm, chúc Tết và giao nhiệm vụ cho ngành ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh việc giảm thêm lãi suất cho vay, giảm lãi suất thực chất của các ngân hàng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thời gian tới, ngành ngân hàng phải tiếp tục góp phần quan trọng, đắc lực cho việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, phục vụ hoạt động thông suốt của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là phục vụ hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chương trình tổng thể phòng chống dịch, triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn ngân hàng để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến cuối tháng 12/202, có 16 ngân hàng đã dành 21.244 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay với người dân và doanh nghiệp, vượt 5,13% so với số cam kết giảm ban đầu.

Tiến Dũng
  

Hạ lãi suất cho vay, gần 35.000 tỷ nằm lại túi DN và người dân

Hạ lãi suất cho vay, gần 35.000 tỷ nằm lại túi DN và người dân

Năm 2021, tuy trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành ngân hàng đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, đẩy mạnh thanh toán điện tử...