- Mấy ngày qua, thế giới phát sốt về vị Thủ tướng đắc cử Cộng hoà Áo. 31 tuổi, ông Sebastian Kurz xuất thân trong gia đình bố là một kỹ sư không có việc làm thường xuyên, và mẹ, là một giáo viên. 

Gia đình ông sống ở khu phố Meidling, thủ đô Vienna, nơi có nhiều tiệm nhuộm da và bán đồ ăn nhanh Thổ nhĩ kỳ.

Sebastian Kurz học xong trung học, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, và chưa có bằng đại học. Đang học ngành luật ở ĐH Vienna thì ông bỏ, dành thời gian cho hoạt động chính trị.

Thế giới ngưỡng mộ, đương nhiên, người Việt Nam quá ngưỡng mộ. Tuổi trẻ, tài cao, được trọng dụng, làm thủ tướng một quốc gia có vị thế ở châu Âu, không ngưỡng mộ, mới là lạ.

{keywords}
Thủ tướng đắc cử CH Áo Sebastian Kurz và bạn gái

Sebastian Kurz sẽ là vị thủ tướng trẻ nhất trong số các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, do người dân bầu lên, từ thế kỷ trước, đến nay. Trẻ nhất, trước đó, như bà Bena zir Bhuto, Thủ tướng Pakistan, cũng đã 35 tuổi. Gần đây, ông Emanuel Macron, Thủ tướng Pháp, 39 tuổi.

Chưa có bằng đại học, không phải con nhà nòi chính trị, lại thuộc tầng lớp bình dân... Những điều đó không hề là điểm trừ cho một chính trị gia trẻ, rất trẻ, có tài năng và có khát vọng đổi thay, ở một quốc gia châu Âu, như nước Áo.

Trẻ tuổi, sớm đến đỉnh cao quyền lực, nhưng con đường chính trị của tân Thủ tướng nước Áo không phải "nhảy vọt", "đi tắt đón đầu", "chín nhanh", "chín ép", như ta từng chứng kiến đâu đó. Tuy mới có mấy năm bước vào chính trường, nhưng chính trị gia trẻ tuổi này đã kinh qua nhiều vị trí, từ thấp đến cao, với đầy trải nghiệm, nhiều thực tiễn.

Giới trẻ ngưỡng mộ Kurz, một người trẻ, có hoài bão và ý chí, dấn thân trên con đường chính trị, thành công, nhờ "nói những điều mình nghĩ", và hành động để đổi thay, đổi thay bản thân, đổi thay xã hội, đổi thay thế giới.

Người ta ngưỡng mộ nước Áo, quốc gia có môi trường xã hội, môi trường chính trị phù hợp để những thanh niên như Kurz thể hiện hoài bão, thi thố tài năng, phát huy năng lực, trui rèn bản lĩnh và cống hiến.

Vị Thủ tướng 31 tuổi nước Áo, trở thành hiện tượng, hơn thế, là biểu tượng, truyền cảm hứng cho giới trẻ.

Việt Nam ta, rồi sẽ có những Sebastian Kurz

{keywords}

Ngược thời gian, người chiến sĩ cộng sản tiền bối Trần Phú, sinh năm 1904, năm 1930 được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Đông Dương - Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, lúc mới 26 tuổi. Thành viên trong Chính phủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phần đông trên dưới 30 tuổi. Trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng, khoá đương nhiệm, có một số người trẻ, trên dưới 40 tuổi. Dù không thật xuất chúng, lại thuộc lớp "hậu duệ", nhưng ở độ tuổi ấy, ở vị trí bí thư, chủ tỉnh tỉnh, đã là tín hiệu đáng mừng.

Đất nước thời nào cũng cần người tuổi trẻ có đầu óc kinh bang tế thế, khát vọng đổi thay, xoay chuyển tình thế. Nhân dân mong muốn những nhân tài thật sự, giúp Đảng giúp dân, đưa đất nước đi tới giàu mạnh, văn minh.

"Tuấn kiệt như sao buổi sớm", "nhân tài như lá mùa thu" (Nguyễn Trãi). Hiếm thế, nhưng nếu có con mắt tinh đời, nếu có môi trường để nhân tài, hào kiệt thể hiện, thì, không lo gì không có nhân tài, hào kiệt. Cũng bậc đại trượng phu Nguyễn Trãi từng mách bảo: Hào kiệt thời nào cũng có.

Thời đất nước còn chiến tranh, môi trường chiến đấu, lao động sản xuất là lửa thử vàng. Qua thực tiễn khắc nghiệt, ai yêu nước, thương dân, ai tài giỏi, ai hèn nhát, hiện lên mồn một. Giờ, thời hòa bình, hội nhập, môi trường thử thách phải khác, cách nhìn nhận, tuyển chọn người tài phải khác.

Coi trọng thực tài thì đừng quá nặng bằng cấp. Trọng bằng cấp thì sinh ra nạn chạy bằng, mua bằng, bằng giả. 

Coi trọng thực tài thì những "hậu duệ", "quan hệ", "tiền tệ" hay "đồ đệ", như cách người dân khái quát mặt trái của công tác tổ chức lâu nay, phải được loại bỏ.

Coi trọng thực tài thì đừng lấy con mắt bậc cha chú xét nét người trẻ. Tài năng không đợi tuổi. Hãy nhìn dấu ấn công việc đã qua và cách biện giải công việc hiện tại của người trẻ để đánh giá họ.

Hãy cho giới trẻ tập làm chính trị. Một môi trường chính trị, xã hội thuần khiết để giới trẻ bày tỏ khát vọng, nói những điều mình nghĩ. Một diễn đàn để họ cất lên thành lời ý nghĩ: Tôi muốn làm lãnh đạo. Tôi muốn đổi thay. Một diễn đàn để giới trẻ hiến kế, bày tỏ chính kiến, kiểu như: Nếu tôi là Thủ tướng. 

Và, một cách thức tuyển chọn nhân sự bằng thi tuyển cạnh tranh, và tương lai, sẽ có hình thức ưu việt hơn, dân chủ hơn, sẽ là cơ hội nhiều hơn cho người trẻ thực tài.

Giám đốc sở tuổi 30: Nhân tài thời nào cũng có

Giám đốc sở tuổi 30: Nhân tài thời nào cũng có

Đây quả thật là tuổi trẻ tài cao và đất nước thời nào cũng cần nhiều người như vậy.

Chức vụ thật, bổng lộc thật, dùng bằng giả khó mà từ chức

Chức vụ thật, bổng lộc thật, dùng bằng giả khó mà từ chức

Trông cậy vào sự trung thực, tự giác của cán bộ dùng bằng giả nhưng chức vụ thật, quyền lực thật, bổng lộc thật, xem chừng chỉ là giấc mơ thôi.

Nguyên Bộ trưởng và sếp tập đoàn tranh luận thuật ‘trói’ người tài

Nguyên Bộ trưởng và sếp tập đoàn tranh luận thuật ‘trói’ người tài

Nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp và Chủ tịch tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn trò chuyện về câu chuyện dùng người.

Mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ sao tìm ra người tài?

Mẹ bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ sao tìm ra người tài?

Dư luận đã quá ngán với câu chuyện "cả họ làm quan", mẹ quyết định bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.

Uông Ngọc Dậu