- Sáng nay, dù đã có kế hoạch công việc nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn gác lại để đến chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ khu vực miền Trung.

>> Dân không thể ăn mỳ tôm được nữa...

“Thay mặt Đảng, Nhà nước, tôi xin chia sẻ những mất mát với nhân dân các địa phương có thiệt hại rất lớn về người và tài sản, chia buồn sâu sắc đến những gia đình bị ảnh hưởng đến tính mạng trong đợt lũ này”, Thủ tướng nói.

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Theo thống kê, mưa lũ từ giữa tháng 10 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương, hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại... Tổng thiệt hại ước tính gần 8.600 tỷ đồng.

Riêng đợt mưa lũ 5 ngày qua đã làm 15 người chết, mất tích.

Nếu tính từ đầu năm, đến nay đã có 235 người chết và mất tích do mưa lũ, với thiệt hại trên 37.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Bình Định xin miễn học phí cho học sinh toàn tỉnh

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ cho biết, đây là là đầu tiên cơ quan dự báo sử dụng cụm từ “lũ đặc biệt lớn”, trọng tâm là Quảng Nam - Bình Định, khi lũ trên hầu khắp các sông đều trên BĐ3 từ 0,3-1,3m, tương đương với lũ lịch sử 2013.

{keywords}

Lực lượng cứu hộ đưa dân từ vùng lũ lên khu vực an toàn ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ảnh: Huyền Trang

Bình Định là địa phương hứng chịu lũ nặng nhất, 6 người chết, 5 người mất tích trong 5 ngày qua. Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng cho biết, cả 11/11 đơn vị quận, huyện đều bị ngập sâu.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng tôi hứng lũ khủng khiếp như thế này. Toàn bộ hệ thống giao thông ngập trong nước, QL1A cũng ngập đến nửa mét. Hôm qua có 123 xã bị chia cắt, đến sáng nay vẫn còn 70 xã”, ông Dũng nói.

Tỉnh Bình Định đã phải di dời trên 7.000 hộ dân. Hiện 70.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước, hàng ngàn nhà bị ngập đến nóc... Một số thân đập thuỷ điện đã có hiện tượng nước thấm qua, nguy cơ vỡ.

Trước mắt, tỉnh đã rút 50 tỷ ngân sách dự phòng hỗ trợ cho các địa phương, Bộ Công thương đã hỗ trợ 5 tấn lương khô cùng nước uống. Sáng nay Bộ Quốc phòng chuyển tiếp 5 tấn.

{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng xin miễn học phí học kỳ 2 cho học sinh Bình Định. Ảnh: Phạm Sỹ

“Suốt hơn 1 tháng qua, người dân Bình Định hứng chịu liên tiếp 5 đợt lũ, không còn gì ăn cả. Mỳ tôm cũng không ăn được nữa do không còn nước, còn chỗ để nấu”, ông Dũng xót xa.

Người đứng đầu tỉnh Bình Định cũng xin hỗ trợ khẩn cấp 1.000 cơ số thuốc, vì dịch bệnh tăng cao, hôm qua đã phải cấp cứu một số trường hợp.

Ông kiến nghị Thủ tướng xem xét miễn học phí học kỳ 2 cho học sinh toàn tỉnh vì giờ người dân kiệt quệ, không có tiền, trâu bò chết hết, đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT, các nhà xuất bản xem xét hỗ trợ sách vở cho hơn 50.000 học sinh các cấp.

Chủ tịch tỉnh Bình Định cũng tha thiết đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT làm việc với các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ rà soát các khoản Trung ương thu hồi tạm ứng để có nguồn lực tái thiết sau mưa lũ.

“Năm 2017, chúng tôi chỉ có 250 tỷ đồng, 5 năm có 1.200 tỷ, vậy từ nay đến 2020 chúng tôi còn không đủ trả nợ, lấy đâu ra nguồn lực đầu tư”, ông Dũng than. 

Ông kiến nghị Thủ tướng xem xét dành gói ODA cần thiết để tái thiết sau thiên tai vì “giờ cho vài trăm tỷ cũng không đủ khắc phục thiệt hại. Lâu dài phải có dự án nâng cao năng lực phòng chống lũ cho các tỉnh miền Trung”.

Các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại nhẹ hơn. Trong đó Quảng Nam ngập 15.000 hộ dân, 3 người tử vong; Phú Yên 9 huyện bị ngập, thiệt hại 400 tỷ; Thừa Thiên Huế có 3 người chết.

Không được để dân đói, khát

Để khắc phục hậu quả mưa lũ, Thủ tướng nhấn mạnh 9 lưu ý. 

Trước mắt nước chưa rút hẳn, các địa phương phải ứng phó cứu hộ, cứu nạn kịp thời, không để xảy ra các thiệt hại tiếp theo, đặc biệt đảm bảo an toàn các hồ đập, bảo vệ tốt các di sản văn hoá.

{keywords}
Nước ngập mênh mông như sông ở Bình Định. Ảnh: Báo Bình Định

“Thứ hai phải tập trung cứu dân, không được để dân đói, dân khát, bệnh tật xảy ra. Tinh thần là nước rút đến đâu phải dọn dẹp vệ sinh đến đó, phải đảm bảo nguồn nước uống”, Thủ tướng chỉ đạo và cho biết Bộ Quốc phòng sẽ giúp 30 tấn lương khô.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trung ương trực tiếp xuống hỗ trợ cho các địa phương. Từng tỉnh phát động cả hệ thống chính trị vào giúp dân tại những vùng bị thiên tai nặng, không được để người dân màn trời chiếu đất.

Các địa phương sau thống kê thiệt hại sẽ báo cáo Chính phủ xem xét cụ thể, dựa trên kế hoạch 2017, Thủ tướng sẽ xem xét một bước cho các địa phương.

Thúy Hạnh