Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam sẽ lên đường sang Siem Reap, Campuchia tham dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba từ ngày 4-5/4.
Tham gia Đoàn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng TN&MT, Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam Trần Hồng Hà; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh; Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương; Trợ lý Thủ tướng Bùi Huy Hùng.
Ủy ban sông Mekong quốc tế đã được thành lập từ 1956 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để điều phối tài trợ và quản lý tài nguyên trong lưu vực. Đến 1995, bốn nước (Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) đã ký Hiệp định hợp tác Mekong 1995 và thành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).
Hiệp định này là cơ sở pháp lý duy nhất trong vùng nhằm quản lý và phát triển lưu vực sông Mekong. Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông quốc tế khác về các quy định cụ thể và chặt chẽ về quy chế sử dụng nước, trong đó có 5 bộ Thủ tục quy định về đảm bảo dòng chảy mùa khô; số lượng nước; chất lượng nước, thông báo, tham vấn trước khi xây dựng các công trình dòng chính Mekong.
Từ năm 2010, Ủy hội đã quyết định tổ chức hội nghị cấp cao 4 năm một lần. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của Ủy hội sông Mekong được tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan. Hội nghị cấp cao lần thứ 2 của Ủy hội sông Mekong được tổ chức vào tháng 4/2014, tại TP.HCM, Việt Nam.
Sau hơn 20 năm thành lập, Ủy hội sông Mekong đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hợp tác lưu vực như xây dựng các quy chế sử dụng nước, quản lý môi trường, nghề cá, liên kết giao thông thủy, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.
Việc Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba khẳng định sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong trên tinh thần hiệp định Mekong 1995, góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung.
Sợi dây kết nối bền chặt của 6 nước tiểu vùng Mekong mở rộng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, các dòng sông khu vực và sông Mekong-Lan Thương là mạch nguồn gắn kết, là sợi dây kết nối bền chặt đến muôn đời của các quốc gia, người dân 6 nước trong tiểu vùng.
Thủ tướng và lãnh đạo GMS khai mạc triển lãm ảnh hợp tác tiểu vùng Mekong
Chiều nay, Thủ tướng cùng lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc… khai mạc triển lãm ảnh “25 năm hợp tác tiểu vùng Mekong”.
Để Tiểu vùng Mekong thành điểm đến du lịch của thế giới
Tiểu vùng Mekong với những lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch có thể trở thành bếp ăn của thế giới, điểm đến du lịch toàn cầu…
Giao thông VN với 5 nước tiểu vùng Mekong 'dễ như đi chợ'
Phát triển hạ tầng giao thông, kết nối vận tải sẽ góp phần thúc đẩy Tiểu vùng Mekong thành khu vực thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững.
Quan chức Mekong bàn chiến lược hợp tác giao thông, du lịch, môi trường
Hôm nay, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).
Lãnh đạo các nước Mekong cam kết gì trong phát triển tiểu vùng
Ủy viên Quốc vụ viện CHND Trung Hoa nhấn mạnh quan điểm các nước cùng tôn trọng, đối xử với nhau bình đẳng và giải quyết các vấn đề qua tham vấn.
Theo VGP