Thủ tướng nhấn mạnh: “Trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách".

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016 sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Đây là cuộc họp quan trọng nhằm đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi thành các luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

{keywords}

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2016

Theo Văn phòng Chính phủ, số văn bản nợ đọng và văn bản quy định chi tiết các luật có hiệu lực từ 1/7 tới còn thiếu, phải ban hành là 30 văn bản. Trong đó, 26 văn bản đã trình Thủ tướng Chính phủ. Về các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, thì cần ban hành 50 Nghị định. Đến thời điểm này đã có 49 Nghị định đang trình Chính phủ.

Tổng hợp kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng khi ban hành các quy định chi tiết, thì “thà bỏ sót còn hơn siết chặt”, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, những quy định nếu còn khoăn giữa tiền kiểm và hậu kiểm thì nên chuyển sang hậu kiểm. Đồng thời, những quy định nào băn khoăn xem có nên quy định hay để thị trường tự điều chỉnh thì nên để tự doanh nghiệp hoặc người dân tự điều chỉnh.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để xây dựng Chính phủ kiến tạo thì xây dựng thể chế rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, kiên quyết xóa cho được lợi ích nhóm chi phối chính sách.

Nhưng đồng thời, một việc quan trọng là có những việc Nhà nước quản lý bằng thể chế chính sách để tạo hành lang pháp lý phát triển tốt đẹp, không bị lạm dụng mặt trái của kinh tế thị trường. Đây là việc khó trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong xây dựng thể chế mới thay thế cho quy định cũ. Nhưng tinh thần là là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh”.

Nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ là xây dựng thể chế, Thủ tướng đánh giá các Bộ, ngành đã trình văn bản quy định chi tiết các luật có hiệu lực từ tháng 7 tới cơ bản đúng tiến độ.

{keywords}

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật

Thủ tướng yêu cầu, dù số lượng các văn bản quy định chi tiết, các Nghị định phải hoàn thành lớn thì vẫn phải đảm bảo chất lượng, không được “sao chép nguyên xi” những quy định cũ cho vào Nghị định mới, mà cần có giải pháp tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp một cách thực chất.

Thủ tướng đánh giá, điều quan trọng là dù rút ngắn thủ tục, nhưng các văn bản quy định đã thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, lấy ý kiến đầy đủ, rộng rãi của doanh nghiệp và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của các Luật.

Với tất cả các văn bản còn lại chưa ban hành, Thủ tướng đề nghị dù rút gọn nhưng phải đúng quy trình, lấy ý kiến rộng rãi, trong đó chú trọng các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ trưởng phải tập trung làm việc này và không bảo thủ mà phải thẳng thắn, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh. Trong đó phải phân biệt được tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện sản xuất kinh doanh.

Còn ý kiến khác nhau thì phải lấy ý kiến đến cùng. Tổ thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải phân tích, để sớm trình. Nếu vẫn có ý kiến khác nhau thì trình Thủ tướng và các Phó Thủ tướng phụ trách quyết định.

Theo VOV