- Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VDPF), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: mục tiêu của Việt Nam rất rõ ràng là: tăng trưởng phải cao hơn và bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, đảm bảo an ninh xã hội là nhằm cải thiện đời sống của người dân, lấy người dân làm trung tâm phát triển.

Cảnh báo thách thức

Sáng 5/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn của Chính phủ VN đối thoại với cộng đồng quốc tế tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) với chủ đề “Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững.

{keywords}


Tại diễn đàn, bà Victoria Kwakwa bày tỏ lo ngại, cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề năng suất lao động thấp, đang giảm dần đáng lo ngại; vấn đề nguồn lực tài chính; nguồn lao động chất lượng chất lượng cao và vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường.

Bà Kwakwa đặt ra câu hỏi Việt Nam sẽ lấy tiền ở đâu ra để thực hiện các chương trình phát triển nhiều kỳ vọng trong 5 năm tới khi mà các nguồn tài trợ đang giảm dần.

Những mục tiêu cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tóm gọn là: 5 năm tới kinh tế phải phát triển nhanh hơn, bên vững hơn 5 năm qua, trong đó tăng trưởng GDP bình quân là 6,5-7% trên nền một nền kinh tế vĩ mô ổn định; kiên quyết đảm bảo nợ công trong ngưỡng an toàn; giữ bội chi ngân sách dưới 4% (thay vì 5-5,5% vài năm qua); đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội; tái cơ cấu hệ thống NH, tái cơ cấu và phát triển xây dựng nông thôn mới…

Ông Eric Sidgwick, giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng khẳng định, VN bắt đầu phải đối mặt với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng CSHT. Việt Nam đang tìm kiếm nguồn lực thông qua ngân sách quốc gia khi áp lực đi vay bắt đầu tăng lên và nợ công đang dần tiến tới giới hạn của sự bền vững. Tuy nhiên, tỷ lệ thu ngân sách NN/GDP đã giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.

Vấn đề về nguồn nhân lực và năng suất lao động cũng được nhiều đối tác liên tục cảnh báo và đại diện VN thừa nhận. Bà Kwakwa cho rằng, xu hướng tăng năng suất lao động đang giảm dần, ở mức chưa đến 4% như hiện nay, là đáng quan ngại và không đảm bảo giúp VN tăng trưởng nhanh và bền vững.

Một vấn đề đáng chú là là "Xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại". Theo đánh giá tại VDPF, một trong những điểm yếu kinh tế là sự kiểm soát trực tiếp của NN đối với các yếu tố đầu vào chính và sự can thiệp vào nền kinh tế bằng sở hữu các biện pháp hành chính. Các DNNN và DNNN CPH chưa có những thay đổi thực chất về quản trị DN.

Khu vực tư nhân yếu là do tính không ổn định và không nhất quán của môi trường thể chế. Trong khi đó, dịch vụ hỗ trợ DN có chất lượng thấp và thường không hướng tới nhu cầu của DN. Các cơ chế giải quyết tranh chấp chưa được hệ thống tư pháp hỗ trợ thực thi hiệu quả.

Cam kết mạnh mẽ

Phát biểu trước các đối tác phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam dứt khoát đảm bảo an ninh của nền kinh tế và ngay từ bây giờ đã rất quan tâm tới các vấn đề xã hội như đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam rất rõ ràng là: tăng trưởng phải cao hơn và bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, đảm bảo an ninh xã hội là nhằm cải thiện đời sống của người dân, lấy người dân làm trung tâm phát triển.

{keywords}

 

Người đứng đầu CP Việt Nam cho rằng, nguồn lực để phát triển kinh tế rất lớn, mấu chốt nằm ở chỗ phải hoàn thiện tốt hệ thống chính sách và môi trường để thu hút. Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ, Chính phủ sẽ tiếp tục dồn sức để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

“Sẽ thực hiện đầy đủ hơn, hiệu quả hơn về thể chế kinh tế thị trường, thực hiện và tạo lập các thể chế kinh tế thị trường để nền kinh tế vận động hiệu quả. Thị trường đất đai và khoáng sản sẽ được cải thiện. Rồi thị trường vốn được tiếp cân công khai minh bạch. Thị trường lao động và KHCN…”.

“Việc thực hiện đầy đủ, hiện đại và hiệu quả một thể chế kinh tế thị trường sẽ giúp huy động được vốn, cả từ 92 triệu người dân trong nước và 4,5 triệu đồng báo ở nước ngoài cũng như các NĐT ngoại. Nếu hoàn thiện tốt thể chế hiện đại phù hợp với thế giới thì sẽ có nguồn lực để phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

“Chúng tôi ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, dưới hình thức vừa và nhỏ. Chúng tôi coi người dân là yếu tố quyết định sự thành bại của nền kinh tế. Đây là nội lực mang tính quyết định”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chia sẻ những nỗ lực trong việc tập trung phát triển GDĐT, đặc biệt nguồn nhân lực (Nghị quyết 29) để đáp ứng hội nhập. Việt Nam tập trung đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời tìm biện pháp làm chậm quá trình giá hóa dân số, kéo dài thời gian dân số vàng - một trong những lợi thế của Việt Nam. Bên cạnh đó là cam kết tiếp tục nâng cao năng lực quản trị quốc gia, quản trị nền kinh tế, xây dựng thể chế thị trường, hoàn thiện thể chế luật pháp…

“Chúng ta sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, để cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư của VN, nâng cao năng lực cạnh tranh của VN (chúng tôi có cả Nghị quyết 19 về cải cách MTKD), cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn, cải cách thuế, hải quan, cấp phép dự án đầu tư, tiếp cận điện năng…, phấn đấu 2015 vào nhóm đầu ASEAN6, và vào ASEAN4 vào 2016. Mục tiêu để cạnh tranh không thua kém các nước trong khu vực”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đảm bảo cho DN VN, NĐT, bạn bè quốc tế hoạt động làm ăn du lịch tại VN, đồng thời cũng bày tỏ thái độ nghiêm túc thực hiện chương trình giữ gìn môi trường phát triển bền vững, vì lợi ích chung và lợi ích của chính VN.

M. Hà