Trả lời báo chí một số nội dung liên quan đến Luật Bảo vệ môi trường, tại họp báo công bố 7 luật của Văn phòng Chủ tịch nước sáng 11/12, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, Bộ rất quyết liệt về việc công khai thông tin, tăng cường tính phản biện, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ môi trường.

Về việc công khai báo cáo ĐTM, ông Nhân cho hay, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND tỉnh hoặc Bộ Công an là những nơi thẩm định các báo cáo ĐTM. Còn báo cáo ĐTM là quyền của doanh nghiệp.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân

"Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thể công khai quyết định phê duyệt của mình. Luật quy định rõ là, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM phải công khai quyết định phê duyệt thẩm định báo cáo ĐTM", Thứ trưởng nói.

Ngoài ra, theo ông Nhân, trong việc lập cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường có mục công khai các cơ sở thông tin theo quy định của pháp luật về công khai thông tin. "Tức là cái nào công khai, cái nào không được công khai và ở mức độ nào được quy định rất rõ trong luật".

Theo Thứ trưởng, báo cáo ĐTM là tác quyền của DN nên công khai hay không là quyền của DN, "chứ không phải cơ quan nhà nước lấy cái đó công khai được".

Vì vậy, Luật yêu cầu, chủ đầu tư, DN, công khai báo cáo ĐTM trừ những bí quyết công nghệ, bí mật doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc công khai này không chỉ theo Luật Bảo vệ mội trường mà còn theo luật tiếp cận thông tin, các quy định khác.

"Cái gì thuộc bí quyết công nghệ của DN nằm trong báo cáo này thì mình không được phép công khai", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông Nhân cũng nói thêm, Bộ rất muốn công khai để cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân giám sát. Nhưng bây giờ khác trước là cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh chỉ phê duyệt kết quả thẩm định và công khai kết quả thẩm định lên trang thông tin điện tử. Còn doanh nghiệp thì công khai báo cáo ĐTM nhưng trừ các bí mật, bí quyết công nghệ của DN.

Làm sao để tránh tình trạng DN lợi dụng "bí mật" để né công khai?

Lý giải về việc làm sao để tránh tình trạng DN lợi dụng "bí mật" để né công khai, Thứ trưởng cho biết, bản chất của ĐTM không phải tất cả từng trang của báo cáo mà chủ yếu là tác động tới môi trường thế nào và giải pháp giảm thiểu ra sao.

"Trong luật cũ yêu cầu trích cái đó (nội dung về tác động tới môi trường và giải pháp giảm thiểu trong báo cáo ĐTM) treo ở nơi thực thi dự án. Lần này là cả báo cáo ĐTM đưa ra, chỉ trừ bí quyết công nghệ ra thôi.  Nếu DN không công khai ĐTM, chắc chắn sẽ có chế tài. Việc này sẽ được quy định tại nghị định và thông tư hướng dẫn luật", ông Nhân nói.

Ngoài ra, báo chí cũng nhắc lại cuộc làm việc với các chuyên gia 1 tuần trước khi luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được thông qua, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã hứa là sẽ tiếp thu góp ý, đưa quy định các cơ quan quản lý nhà nước phải công khai báo cáo ĐTM để nhân dân giám sát nhưng tới dự thảo luật trình thông qua thì không có quy định này.

"Vậy, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường đã không thực hiện lời hứa của mình hay các cơ quan Quốc hội đã không tiếp thu góp ý này?", trả lời, Thứ trưởng cho rằng, các nội dung này là đại biểu Quốc hội quyết định.

"Bộ trưởng hứa quyết liệt trong việc công khai thông tin và đã làm theo chức năng nhiệm vụ của Bộ trưởng. Còn luật là của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội bấm nút cũng là một ý kiến", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, sự quyết tâm công khai của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường là có, còn khi bấm nút rồi, thẩm quyền là Quốc hội.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có 16 chương, 171 điều được 91,91% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 17/11 vừa qua. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

Thu Hằng

Từ 7/2021, nhập hộ khẩu vào TP.HCM, Hà Nội dễ như các nơi khác

Từ 7/2021, nhập hộ khẩu vào TP.HCM, Hà Nội dễ như các nơi khác

Với việc Luật Cư trú 2020 bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc Trung ương từ 1/7/2021, việc nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP.HCM không còn khó.