{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, cơ quan quản lý phải chuyển từ tư duy "quản lý" sang tư duy "thúc đẩy phát triển", chuyển từ tư duy "bắt nhịp" sang tư duy "Việt Nam phải đi cùng nhịp với thế giới".

Ngày 18/12/2020, Cục Tần số Vô tuyến điện và Cục Viễn thông tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, trong năm 2020, Cục đã cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT và MobiFone. Bên cạnh đó, Cục cũng đã kiểm soát để chủ động phát hiện các nguồn gây nhiễu có hại đến hoạt động của các thiết bị, hệ thống vô tuyến điện đang khai thác.

Cục Tần số cũng đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường tổ chức triển khai tuyên truyền, yêu cầu hơn 600 đơn vị ký cam kết không kinh doanh đối với các thiết bị âm thanh không có chứng nhận hợp hợp quy. Cục Tần số cũng đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ việc kinh doanh với hơn 70 chủng loại thiết bị âm thanh không dây trên các sàn thương mại điện tử vi phạm quy định về tấn số. Cục Tần số cũng đã xử lý 88 vụ can nhiễu, trong đó chủ yếu là can nhiễu mạng di động và can nhiễu dẫn đường lưu động hàng không.  

Trong năm 2020, Cục Tần số cũng đã tổ chức đảm bảo an toàn thông tin vô tuyến điện phục vụ cho nhiều sự kiện quan trọng của đất nước như Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao về Hội nhập kinh tế…

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, trong năm 2020, Cục đã cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, VNPT và MobiFone.

Cục Tần số cho biết, mục tiêu trọng tâm năm 2021 là xây dựng Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi và xây dựng Nghị định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần được đấu giá. Ngoài ra, Cục sẽ triển khai đấu giá, cấp phép băng tần thông tin di động 4G, 5G.

Tại hội nghị này, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, năm 2020, Cục đã hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng CNTT, dịch vụ viễn thông trong hoạt động phòng chống dịch Covid 19 và phục hồi các hoạt động phát triển kinh tế.

Cục Viễn thông cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham vấn doanh nghiệp, xây dựng và báo cáo Bộ TT&TT trình Thủ tướng phương án thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh, đẩy nhanh việc chuyển đổi sử dụng thiết bị đầu cuối từ 2G sang điện thoại thông minh 4G, 5G. Năm 2020, Cục Viễn thông cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tham mưu Thủ tướng Chính phủ, để triển khai thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa dịch vụ có giá trị nhỏ.

Một trong những điểm nhấn năm 2020 là Cục Viễn thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn và xử lý tình trạng Sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo có hiệu quả. Bên cạnh đó, Cục đã thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

{keywords}
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, năm 2020, Cục đã hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều giải pháp, biện pháp ứng dụng CNTT, dịch vụ viễn thông trong hoạt động phòng chống dịch Covid 19.

Ông Nguyễn Phong Nhã cho biết, mục tiêu năm 2021, Cục Viễn thông sẽ phải nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách để huy động, chuyển nguồn lực hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, đảm bảo các nhu cầu xã hội số, kinh tế số. Bên cạnh đó, Cục sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp viễn thông đẩy nhanh việc thương mại hóa và đầu tư vào mạng 5G, đồng thời tập trung đưa mạng cáp quang đến hộ gia đình. Cục Viễn thông cũng sẽ thúc đẩy chương trình chuyển đổi máy 2G, 3G lên máy smartphone có hỗ trợ 4G và 5G.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, năm 2020 là một năm mà mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực của chúng ta là bị ảnh hưởng nặng nề, không chỉ bởi đại dịch Covid, mà còn bởi nhiều đợt bão lũ thiên tai lịch sử ở miền Trung.

Thế nhưng, nhìn lại thì thật tự hào là Ngành của chúng ta đã vượt qua những khó khăn thách thức và góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là vừa phòng chống dịch Covid, vừa phát triển kinh tế, trong đó Cục Viễn thông và Tần số Vô tuyến diện đã có nhiều đóng góp tích cực toàn diện vào thành tích chung của cả Ngành. Cụ thể hai cục đã trình Bộ TT&TT ban hành được 21 thông tư và 3 chỉ thị, đem lại giá trị thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của Ngành. Ví dụ, các thông tư về quy hoạch băng tần là cơ sở quan trọng cho việc cấp phép thử nghiệm công nghệ và thử nghiệm thương mại 5G, qua đó đã góp phần đưa Việt Nam vào trong số những nước đi đầu về triển khai công nghệ 5G trên thế giới. Các thông tư hiện thực hóa các chủ trương về xã hội hóa trong công tác đo kiểm, kiểm định trạm thu phát sóng di động đã tạo điều kiện cho tổ chức được chỉ định tham gia hoạt động đo kiểm.  

Thứ trưởng Phan Tâm cũng đánh giá cao 2 cục đã làm tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, trong hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19. Hai cục cũng đã hỗ trợ rất tích cực các doanh nghiệp sản xuất thiết bị 5G đầu tiên ở Việt Nam, đưa chúng ta vào nhóm 5 nước trên thế giới có khả năng sản xuất thiết bị 5G. Cục Tần số Vô tuyến điện với tư cách là thường trực ban chỉ đạo số hóa truyền hình đã làm tốt vai trò chủ trì tham mưu cho Bộ TT&TT chỉ đạo triển khai đề án theo đúng kế hoạch và lộ trình đã đề ra, là cơ sở để chúng ta tự tin sẽ hoàn thành các chương trình này đúng thời hạn, mà Thủ tướng đã quyết định là trước ngày 31/12 năm nay. Cục Viễn thông đã triển khai tốt các chương trình phát triển điện thoại thông minh, tiến tới là phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ cho người dân, qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi thiết bị đầu cuối từ 2G sang 4G, 5G.

Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh, Cục Viễn thông và Cục Tần số cần tập trung vào vấn đề đổi mới tư duy, chuyển từ tư duy "quản lý" sang tư duy "thúc đẩy phát triển", chuyển từ tư duy là "bắt nhịp" sang tư duy "Việt Nam phải đi cùng nhịp với thế giới" trong việc triển khai những công nghệ mới nhất. Chúng ta cũng sẽ phải hiện thực hóa mục tiêu là mỗi người dân có một smartphone, mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang, thúc đẩy các doanh nghiệp nội dung để có những đột phá mới về phát triển thuê bao băng rộng và chuyển đổi mạnh cơ cấu dịch vụ.

"Nhiệm vụ của hai cục phải quan tâm nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách để mở ra không gian phát triển mới cho viễn thông, trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia và chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện chuyển đổi hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số. Hai cục phải phối hợp với nhau để tập trung xử lý việc cấp tài nguyên tần số cho các doanh nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng mạng di động băng rộng công nghệ 4G và 5G", Thứ trưởng Phan Tâm nói.  

Thái Khang

 

 

Bộ TT&TT phổ biến Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số, áp dụng từ năm 2021

Bộ TT&TT phổ biến Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số, áp dụng từ năm 2021

Bộ TT&TT vừa phổ biến Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh. Theo đó, tiêu chí ứng dụng CNTT sẽ được thay thế bằng chỉ số chuyển đổi số.