Mọi người đều hiểu rõ một điều, một khi chưa có vắc-xin phòng ngừa virus SARS-CoV-2, thế giới loài người vẫn trong tình trạng “nơm nớp” bởi mầm dịch luôn đe dọa bất kể quốc gia nào. Chúng ta có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào trong cộng đồng. Vậy cần tính toán sao cho hài hoà, vừa cẩn trọng, vừa mạnh dạn để đạt được “mục tiêu kép” lúc đại dịch. 

{keywords}
Hy vọng với mảnh đất tạm yên ả bởi dịch bệnh, du khách nước ngoài sẽ tin tưởng tìm đến nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng

Việt Nam vừa qua đã thành công trong cuộc chiến chống đại dịch giai đoạn đầu bằng các biện pháp rất căn cơ, quyết liệt và khoa học. Bước vào giai đoạn 2, khi dịch có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, chúng ta điều chỉnh theo những cách có vẻ bình tĩnh hơn, cẩn trọng hơn nhưng lại rất tự tin khi phương pháp giãn cách xã hội khá mềm dẻo.

Nếu chúng ta chặn dịch theo kiểu giãn cách xã hội triệt để nhưng kinh tế cũng vì thế mà lao đao đình đốn thì đó không hẳn đã là giải pháp thông minh nhất. Đó phải là làm sao để đạt được “mục tiêu kép” như chúng ta thường nhắc đến khi người dân phải sống chung với dịch dài dài... 

Nên nới rộng việc “mở cửa bầu trời”? 

Đến tận tháng 4/2020, giới nghiên cứu khoa học về virus vẫn thừa nhận chưa hiểu gì về khả năng miễn dịch của cơ thể với virus SARS-CoV-2

Thế nhưng một số lượng lớn những người bị nhiễm dịch, nay hồi phục đã được xét nghiệm huyết thanh để tìm dấu hiệu miễn dịch trong máu. Tiến sĩ virus học Valéria Cagno ở Đại học Genève đã nhận xét rằng: "Kháng thể xuất hiện và tế bào lympho T được kích hoạt nơi người nhiễm SARS-CoV-2 là dấu hiệu cho thấy họ đang phát triển tốt khả năng miễn dịch". Tuy nhiên, vị tiến sĩ này vẫn chưa rõ thời gian miễn dịch sẽ được bao lâu. 

Ngoài ra còn nhiều điều chưa rõ như một số người được miễn dịch nhưng số khác thì cũng không và vẫn bị, số lượng kháng thể cũng khác nhau tùy người và tùy mức độ nhiễm. 

Điều đó ít nhiều cho thấy người đã bị nhiễm 1 lần có thể ít tái phát hơn chăng cho dù đối tượng miễn dịch có thể có thời gian dài hay ngắn chưa rõ. Thực tế thế giới rất ít đề cập hiện tượng người tái nhiễm suốt thời gian qua. 

{keywords}
Ngành hàng không được mở lại các tuyến bay quốc tế dù rất ít ỏi

Từ hiện tượng nói trên, liệu có nên nới rộng việc “mở cửa bầu trời”, tổ chức cho ngành du lịch bán tour cho du khách nước ngoài sang nghỉ dưỡng tại Việt Nam? 

Đành rằng chúng ta vẫn buộc họ phải cách ly trong các khu resort không khác gì các đối tượng người nhập cảnh sang Việt Nam khác nhưng người trong nước cũng cảm thấy an tâm hơn khi tiếp xúc với họ. 

Hy vọng với mảnh đất tạm yên ả bởi dịch bệnh như chúng ta, họ sẽ tin tưởng tìm đến nghỉ dưỡng tại Việt Nam nhiều hơn sau những tháng ngày căng thẳng bởi dịch Covid-19 trên nước họ mà bản thân họ cũng đã mắc.  

Nếu chúng ta khai thác tốt đối tượng này với một số nước xem như đã có nhiều chuyển biến tích cực trong dập dịch, có thể yên tâm nhất định thì xem ra đã tìm ra cách để cứu vãn khó khăn bế tắc của ngành hàng không và du lịch, khách sạn nước nhà khỏi đại dịch. 

Đây liệu có thể xem như một giải pháp khắc phục khó khăn đề phát triển kinh tế nước nhà dù dịch bệnh đã ít nhiều ngăn chặn tốt nhưng kinh tế vẫn còn rất bi đát, nhất là dịch vụ khách sạn, du lịch và hàng không. 

Mở lại các tuyến bay quốc tế dù ít ỏi 

Một người bạn tôi công tác tại một công ty Xăng dầu Hàng không với 1 vị trí trong Ban giám đốc. Anh kể, lúc dịch mới xảy ra được vài tháng, thấy tình hình rất khó khăn vì các hãng hàng không đều tạm ngừng hoạt động, họ đã quyết định giảm lương CBCNV. Riêng Ban lãnh đạo công ty thì chấp nhận không nhận một xu lương nào. 

Nhưng rồi sự việc kéo dài quá lâu. Mọi người thấy không ổn nên phải họp lại và ra quy định Ban lãnh đạo cũng cần được nhận lương dù ít hay nhiều chứ không thể hy sinh toàn bộ quyền lợi như thế mãi vì ai cũng có gia đình, có con cái phải ăn, phải học. 

Anh bạn tôi bảo hiện giờ, lương anh nhận cũng chỉ tượng trưng, chỉ đủ tiền mua xăng chạy xe đi làm và ăn sáng, cà phê kiểu tiết kiệm chứ đâu đủ tiền ăn cả ngày và nhiều nhặn gì. Thậm chí kém xa cả lương nhân viên của mình. 

Tôi cũng  thấy mừng khi mới đây, Chính phủ cũng đã chấp nhận để ngành hàng không được mở lại các tuyến bay quốc tế dù rất ít ỏi. 

Chỉ có như vậy, ngành của bạn tôi mới hy vọng có lương tử tế hơn để sống dù con nợ của họ hiện nay cực lớn, lớn hơn nhiều vốn pháp định mà doanh nghiệp họ có.  

Tôi cũng được biết, trong suốt 2 đợt dịch vừa qua, các hãng hàng không có biết bao chuyến bay trong nước cũng như quốc tế để đón khách trở về Tổ quốc, vậy mà tất cả các phi công, tiếp viên… hầu như rất ít ai nhiễm virus dù mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ về nước, họ đều phải cách ly như bao người khác. Thậm chí như hãng Vietjet Air không một ai bị. Có những lần cả phi hành đoàn vào đúng tâm dịch như Vũ Hán để làm nhiệm vụ đón người của chúng ta về nước mà rồi cũng không ai bị nhiễm.

Điều này cho thấy, nếu phòng tránh kỹ càng, nghiêm túc và triệt để tôn trọng quy định phòng tránh dịch của ngành y tế, không phải dễ gì ai cũng bị lây nhiễm.  

Từ câu chuyện này, tôi nghĩ việc chúng ta chấp nhận sống chung với dịch để thực hiện nhiệm vụ kép, không để kinh tế đình đốn là vẫn có thể làm được nếu có những giải pháp táo bạo, mạnh mẽ nhưng căn cơ, thận trọng. 

Mở tour cho du khách nước ngoài sang nghỉ dưỡng 

Tôi cũng thấy mừng khi được biết, Chính phủ đã cho phép thu tiền người nhập cảnh cách ly 14 ngày theo hướng cho họ ở khách sạn, kể cả khách sạn 5 sao nếu có nhu cầu và có tiền (theo đề xuất của Bộ GTVT).  

{keywords}
Nên mạnh dạn mở tour cho du khách nước ngoài sang nghỉ dưỡng tại Việt Nam sau thời gian sống trong lo âu vì dịch bệnh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo báo cáo từ Sở Du lịch Hà Nội, công suất bình quân sử dụng buồng phòng hiện nay khá thấp, ước tính khối khách sạn 1-5 sao đạt 10,6 %, giảm 53,4 % so với cùng kỳ năm 2019. 

Tổng hợp báo cáo của UBND các quận, huyện ở Hà Nội cho thấy tính đến ngày 31/8, Hà Nội có khoảng 950 cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động với khoảng 16.000 lao động tạm thời không có việc làm. 

Việc chấp nhận cho người có điều kiện kinh tế muốn được cách ly nộp phí thì đỡ biết bao nhiêu. Chúng ta vừa không phải chi ngân sách bao ăn, bao ở, lại giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động để rồi buộc phải dùng gói ngân sách 62.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp.

Chúng ta có thể quản lý chặt chẽ người nhập cảnh trong phạm vi ngành y tế đủ sức giám sát lượng người nói trên thuộc diện về nước bình thường và diện đi du lịch Việt Nam nhưng chỉ được phép ở trong khu resort đã có bố trí cách ly và với “điều kiện” đặc biệt: Chỉ những ai có giấy xác nhận mình đã từng bị nhiễm virus trên đất nước họ để hạn chế lây lan. Nay họ sẽ đến Việt Nam nghỉ dưỡng tại các khách sạn ven biển hay trên núi, rõ ràng kinh tế du lịch cũng như kinh tế vận tải bằng đường hàng không cũng đỡ suy sụp phần nào nhờ mô hình thu hút khách nói trên.

Với đối tượng sang nghỉ dưỡng thì cũng phải tính chi ly cả khoản phí cho ngành y tế họ cho lực lượng giám sát, chăm sóc sức khỏe và phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc. 

Tôi từng chứng kiến những dịp nước Nga vào mùa đông, họ sang các vùng biển của ta như Bình Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc... rất nhiều để tránh đông đến cả tháng trời để tắm nắng. Vậy tại sao chúng ta không tranh thủ để đón họ nếu mở tour cho họ? 

Mở tour cho du khách nước ngoài sang nghỉ dưỡng tại Việt Nam sau một thời gian họ phải sống trong lo âu căng thẳng vì dịch bệnh nơi nước họ, nay họ sẽ là đối tượng gần như được miễn dịch có thời hạn nhất định nếu đúng như giới nghiên cứu dịch bệnh quốc tế nhận xét. Và giờ thì lại có nơi an toàn, có thể thay đổi không khí như đất nước Việt Nam yên bình để giúp họ lấy lại cân bằng cuộc sống sau đại dịch xem ra cũng là một cách thú vị. Vậy thì tại sao Việt Nam chúng ta không mạnh dạn nghĩ đến nhỉ! 

Quốc Phong 

Vươn lên vì khí phách và niềm tự tôn dân tộc

Vươn lên vì khí phách và niềm tự tôn dân tộc

Trong bối cảnh Covid-19 làm thay đổi các chuỗi giá trị, đây là cơ hội để chúng ta tư duy lại và vươn lên; Cơ hội bắt kịp thế giới rất lớn nếu thực sự cơ cấu lại nền kinh tế.