Trào lưu “Đứng một chân” hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng Đột quỵ đang thu hút nhiều nam giới trên 40 tuổi tham gia trên mạng xã hội. Trào lưu này xuất phát từ thử thách “One Leg Challenge”, được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo như một bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ hữu hiệu mà không tốn kém.

Nam giới tuổi 40 có thể tranh thủ một phút rảnh rỗi thực hiện tại nhà, văn phòng làm việc, hoặc bất cứ nơi đâu. Chỉ cần đứng bằng một chân trong vòng 60 giây, cánh mày râu có thể kiểm tra nhanh nguy cơ mắc chứng đột quỵ não trong tương lai.

{keywords}
Anh Đỗ Thế Dũng (39 tuổi, TPHCM) tham gia thử thách.

Cơ sở khoa học của thử thách “Đứng một chân”

Thử thách “One Leg Challenge” xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây.

Những người tham gia thử thách thất bại được chụp cộng hưởng từ não bộ (MRI) để đánh giá tình trạng các mạch máu não. Điều bất ngờ là có đến 50,5% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45,3% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu rất ít trong não).

{keywords}
 

Các chuyên gia gọi đây là đột quỵ “thầm lặng”. Sự phối hợp tay và chân được kiểm soát bởi mạng lưới thần kinh phức tạp nằm sâu trong não. Việc không thể không đứng được quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...).

Thay đổi lối sống sau bài kiểm tra đột quỵ

Tham gia thử thách, nhiều quý ông nhận ra đột quỵ có thể ập đến với bất cứ ai, đặc biệt là nam giới ngưỡng tuổi 40 với nhiều nỗi áp lực. Thống kê cho thấy, 1/3 số ca đột quỵ rơi vào độ tuổi 4-45. Nam giới có nguy cơ cao gấp 4 lần nữ giới. Đặc biệt, bệnh gây hậu quả nặng nề, hơn 50% tử vong, 45% sống sót gặp di chứng tàn phế.

“Tận mắt thấy bạn bè và người thân đột quỵ khi còn rất trẻ, mình rất lo. Ở tuổi gần 40, bản thân mình cũng phải đối mặt với đủ loại áp lực công việc, tài chính và gia đình... Vậy nên ngay khi biết đến thử thách đứng một chân, mình đã kiểm tra xem nguy cơ đột quỵ đang ở mức nào để sớm phòng ngừa”, anh Huỳnh Lê Bằng (Giảng viên, TP.HCM) cho biết.

{keywords}
 Anh Huỳnh Lê Bằng tập đứng bằng một chân tại phòng làm việc.

Sự nghiệp bao năm gây dựng có thể "tan thành mây khói" nếu các quý ông chủ quan không lo bảo vệ sức khỏe. Cần lắng nghe cơ thể, tập thể thao, tránh căng thẳng công việc, làm việc quá sức, thức đêm, tắm khuya, thuốc lá, rượu bia... để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Hàng năm nên khám sức khỏe tim mạch định kỳ để tầm soát cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, gan nhiễm mỡ... Mùa đông nên giữ ấm cơ thể; mùa hè nên che chắn phần đầu và cổ để tránh vỡ các mạch máu não.

Uống nhiều nước, ăn tăng rau củ, đậu tương lên men (món natto), bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa enzym nattokinase... cũng là cách phòng đột qụy hiệu quả. Nước làm máu bớt đậm đặc. Món natto và các thực phẩm bảo vệ chứa enzym nattokinase có thể giúp góp phần ngăn tế bào máu kết dính, thúc đẩy tuần hoàn não, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Thử thách “Một phút nơi công sở” do nhãn hàng NattoEnzym khởi xướng tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng ngừa Đột quỵ 2019 và tăng cường nhận thức của nam giới về căn bệnh đột quỵ.

{keywords}
 

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản, giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim).

Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang - Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Doãn Phong