Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương và Cần Thơ đã chính thức ngừng phát sóng toàn bộ các kênh chương trình analog chuyển sang phát sóng số. Để chuyển đổi, người dân cần nắm được những thông tin cần thiết sau đây.

{keywords}
Người dân mua TV tích hợp đầu thu DVB-T2. Ảnh: Trường Trung/TTO

Ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất

Kể từ 0h sáng ngày 16/8, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương và Cần Thơ đã chính thức ngừng phát sóng toàn bộ các kênh chương trình analog để chuyển sang phát sóng số, theo đúng lộ trình của giai đoạn 1 Đề án số hóa truyền hình (trừ kênh truyền hình tương tự mặt đất của Đài phát thanh và Truyền hình Bình Dương).

Từ thời điểm này, khi người dùng bật các kênh analog trên VTV, VTC, HTV... đều sẽ nhận được thông báo của nhà đài về việc chuyển đổi này.

Việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất này chỉ ảnh hưởng đến những gia đình dùng ăng-ten thu sóng truyền hình bằng công nghệ tương tự (analog).

Những hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình Internet...) sẽ không bị ảnh hưởng.

Phát sóng truyền hình số mặt đất

Người xem truyền hình ở 5 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương và Cần Thơ (và một số địa bàn thuộc 19 tỉnh lân cận chịu ảnh hưởng của việc tắt sóng) để theo dõi các chương trình truyền hình cần có TV tích hợp đầu thu DVB-T2 hoặc đầu thu DVB-T2 (set-top box) để thu sóng truyền hình số mặt đất.

Chuyển đổi thiết bị thu truyền hình số mặt đất

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu và bóng ma (ghost free) vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông thường; loại bỏ ảnh hưởng của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mô tơ điện, sấm sét…

Để thu tín hiệu truyền hình số mặt đất, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu.

Người dùng cần có TV tích hợp đầu thu DVB-T2. Nếu TV chưa tích hợp đầu thu DVB-T2 thì cần có đầu thu DVB-T2 (set-top box) rời để kết nối và tiếp sóng. 

Ăng-ten thu là thiết bị thu sóng Truyền hình mặt đất trong không gian để truyền vào Đầu thu thông qua cáp dẫn tín hiệu cao tần. Ăng-ten thu có tính định hướng, có hướng thu sóng tốt hơn các hướng còn lại, hướng này gọi là hướng thu chính, do đó khi sử dụng ăng-ten cần xoay hướng thu chính của ăng-ten về phía trạm phát sóng. Ăng-ten cần có độ cao lớn hơn hoặc bằng 5m.

Kết nối ăng-ten vào đầu thu, kết nối đầu thu với TV và tiến hành các bước dò kênh, chỉnh hướng ăng-ten,... và lưu các kênh. 

Chọn thiết bị thu truyền hình số mặt đất

Để xem được truyền hình số cần có đầu thu số (còn gọi là bộ thu và giải mã truyền hình số, set-top box) và máy thu hình nối với nhau.

{keywords}

Bộ đầu thu Kỹ thuật số DVB-T2.

Với những TV đã tích hợp sẵn khả năng thu tín hiệu số DVB-T2 sẽ giúp người dân không phải mua thêm đầu thu kỹ thuật số. Việc kết nối và thu tín hiệu truyền hình số mặt đất cũng dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều quy định áp dụng cho nhà sản xuất và các đại lý điện máy để hỗ trợ người dân. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc từ ngày 1/4/2014, toàn bộ TV 32-inch sản xuất mới và nhập khẩu vào VN đều phải tích hợp DVB-T2, còn sau đó một tháng, kể từ ngày 1/5/2014, tất cả các TV, đầu thu (set-top box) DVB-T2 đều sẽ phải dán nhãn hợp quy, gắn kèm logo biểu trưng của số hóa truyền hình mới được phép lưu hành trên thị trường, không có trường hợp ngoại lệ.

Với những người đang sử dụng TV analog không tích hợp/hỗ trợ DVB-T2 thì bắt buộc cần phải có thêm đầu thu truyền hình số DVB-T2 (set-top box) rời.

Theo Thông tư liên tịch của Bộ TT&TT và Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ thí điểm đầu thu truyền hình số mặt đất (DVB-T2) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 3/9/2015, các hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ đầu thu để xem truyền hình số mặt đất

Vùng phủ sóng truyền hình mặt đất

Do đặc điểm của truyền hình số phát bằng sóng vô tuyến cao tần, đòi hỏi giữa ăng-ten phát và ăng-ten thu phải nhìn thấy nhau nên phải đặt ăng-ten hướng về đài phát và trên hướng đó phải không bị vật cản.

Vì thế người ở nhà cao tầng sẽ được lợi hơn khi bắt truyền hình số. Nhược điểm của truyền hình số mặt đất là phụ thuộc nhiều vào địa hình do tháp ăng-ten thấp, vùng phát sóng bị nhà cao tầng che khuất. Vì thế, người dân cần nắm rõ các vùng phủ sóng truyền hình mặt đất để điều chỉnh hướng ăng-ten cũng như xác định khu vực mình sống đã được phủ sóng hay chưa.

Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đât DVB-T2 của VTV

{keywords}

Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

{keywords}

Khu vực Trung Bộ

{keywords}

Khu vực Nam Bộ

Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 của SDTV

{keywords}

Bản đồ phủ sóng SDTV tại miền Nam

Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đât DVB-T2 của Truyền hình Sông Hồng RTB

{keywords}

Khu vực đồng bằng Bắc Bộ

{keywords}

Hà Nội

{keywords}

Hà Nam và Hải Phòng

Bản đồ phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2  của VTC

{keywords}

Đông Bắc Bộ

{keywords}

Tây Bắc Bộ

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Miền Trung

{keywords}

Miền Đông Nam Bộ

Hỗ trợ thông tin về Số hoá truyền hình

Người dân có thể gọi điện đến Tổng đài 05111022 - Tổng đài dành riêng để hỗ trợ cho số hóa truyền hình - để tìm kiếm các thông tin cần thiết cũng như để được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi như tư vấn lựa chọn đầu thu, giá tiền, nơi mua, lộ trình tắt sóng các địa phương khác...

Hoặc truy cập vào website www.sohoatruyenhinh.vn hoặc www.mic.gov.vn/shth để xem các thông tin cần thiết về việc chuyển đổi phát sóng này.

H.P (tổng hợp)