- Theo Bộ trưởng GTVT, để thay đổi được tác phong 50m cũng không chịu đi bộ của người dân là rất khó.

Chiều nay, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã đánh giá kết quả phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại TP Hà Nội.

{keywords}

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa

Các đại biểu tập đã phân tích những vấn đề liên quan đến đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” vừa được HĐND TP thông qua.

Cho ý kiến về việc hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho rằng Hà Nội cần chọn một số khu vực thí điểm trước khi nhân rộng.

“Đề án quản lý phương tiện cá nhân của Hà Nội đến 2030 cần quyết tâm lớn khi thực hiện. Để thay đổi được tác phong 50m cũng không chịu đi bộ của người dân là rất khó. Vỉa hè phải an toàn, sạch đẹp thì người dân mới lựa chọn đi bộ”, ông Nghĩa nói.

Nhất trí đục thông 127 vòm cầu

Các đơn vị chuyên môn của Bộ GTVT bày tỏ nhất trí việc Hà Nội dự kiến đục thông 127 ô vòm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa.

Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, hiện nay, quận Hoàn Kiếm đã mời các chuyên gia tư vấn Pháp để đánh giá chung. Sau khi nghiên cứu các chuyên gia khẳng định việc đục thông sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu.

{keywords}

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Lãnh đạo TP cho biết, trước mắt, Hà Nội sẽ thí điểm đục thông một vòm để đánh giá kỹ trước khi thực hiện. 127 vòm cầu sẽ tạo ra 3.600 m2, là không gian phục vụ đi bộ, hoạt động nghệ thuật...

Rà soát quy hoạch mở rộng sân bay Nội Bài

Cục Hàng không (Bộ GTVT) kiến nghị TP chọn tư vấn nước ngoài để rà soát lại quy hoạch với chi phí khoảng 30 tỷ đồng. Cục đề xuất Hà Nội chủ động phương án tài chính để thực hiện việc này.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội sẽ ứng trước kinh phí phục vụ rà soát quy hoạch và đề xuất TP sẽ chủ động thực hiện gói GPMB trước, tạo thuận lợi nhất để đầu tư.

Đề cập đến đề xuất thí điểm xe buýt 2 tầng (City tour) trong nội thành, Bộ trưởng GTVT cho hay, hiện Bộ đang xây dựng căn cứ pháp lý và sớm ban hành trên tinh thần đảm bảo bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia.

“Việc khai thác là thẩm quyền của địa phương. Bộ không chỉ định các DN tham gia thí điểm”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cấm xe máy, người Hà Nội vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách

Cấm xe máy, người Hà Nội vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách

Hà Nội quyết định cấm xe máy ở nội thành từ 2030. Khi có các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, người dân sẽ vừa đi vừa đọc sách.

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Sĩ là bớt sĩ diện đi và thêm Điện là tăng cường làm việc qua điện tử thì sẽ giảm tắc đường.

Cấm xe máy trong nội đô, hơn 90% người Hà Nội đồng ý

Cấm xe máy trong nội đô, hơn 90% người Hà Nội đồng ý

Kết quả khảo sát tại 30 quận, huyện của Hà Nội cho thấy, có 90,35% số người ủng hộ hạn chế phương tiện cá nhân và lộ trình dừng hoạt động xe máy.

Giải 100.000 USD chống ùn tắc: Đề xuất mở taxi nước ở Hồ Tây

Giải 100.000 USD chống ùn tắc: Đề xuất mở taxi nước ở Hồ Tây

Việc xây dựng tuyến taxi nước trên Hồ Tây góp phần phát triển du lịch và giải quyết một phần nhu cầu đi lại giữa 2 bờ Bắc, Nam hồ Tây.

Thay vì cấm xe máy, hãy xử lý 'thảm họa xe hơi'

Thay vì cấm xe máy, hãy xử lý 'thảm họa xe hơi'

Có người ví đi xe máy giống như mua thức ăn ở các chợ họp ven đường. Biết là không đảm bảo vệ sinh, nhưng do sự thuận tiện, giá cả thấp và cũng không biết tìm đâu ra thực phẩm tốt hơn nên đành “sống chung”...

Hà Nội cấm xe máy ở nội thành từ năm 2030

Hà Nội cấm xe máy ở nội thành từ năm 2030

Hà Nội sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.

Hương Quỳnh